전체메뉴보기

검색영역 닫기
Từ khóa phổ biến

닫기

Trung tâm Hỗ trợ Học tập

024-6664-7000

Tư vấn qua email
admin@anystudy.vn

  • facebook
  • 유튜브 바로가기
  • luyện thi

    Luyện viết TOPIK II - Phương pháp viết trong giấy kẻ ô

    Chúng tôi xin hướng dẫn phương pháp viết trong giấy kẻ ô được dùng trong kỳ thi TOPIK.
    Xin hãy xem phương pháp viết trong giấy kẻ ô được đính kèm trong file dưới đây.

  • luyện thi

    Thông tin cơ bản về kỳ thi TOPIK 2020

    Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn thông tin, lịch trình, các hạng mục cần lưu ý v.v. liên quan đến kỳ thi TOPIK.
    Xin hãy xác nhận các thông tin liên quan đến kỳ thi thông qua file đính kèm dưới đây.

  • Tài liệu học

    Luyện phát âm cơ bản chữ Hangul.

    Đây là tài liệu cơ bản để luyện phát âm chữ Hangul.
    Chữ Hangul được phát âm tổng hợp từ 14 phụ âm và 10 nguyên âm cơ bản.
    Nhìn vào kí hiệu phát âm ở file đính kèm và đọc theo từng chữ Hangul.

  • Tài liệu học

    Luyện viết cơ bản chữ Hangul. - Nguyên âm

    Đây là tài liệu cơ bản để luyện viết chữ Hangul.
    Hãy luyện viết từng chữ Hangul cơ bản như nguyên âm qua file đính kèm.

  • Tài liệu học

    Luyện viết cơ bản chữ Hangul. - Phụ âm

    Đây là tài liệu cơ bản để luyện viết chữ Hangul.
    Hãy luyện viết từng chữ Hangul cơ bản như phụ âm qua file đính kèm.

  • Tài liệu học

    Luyện viết cơ bản chữ Hangul. - Phụ âm cuối

    Đây là tài liệu cơ bản để luyện viết chữ Hangul.
    Hãy luyện viết từng chữ Hangul cơ bản như phụ âm cuối qua file đính kèm.

  • Tài liệu học

    Luyện viết cơ bản chữ Hangul. - Chữ cái

    Đây là tài liệu cơ bản để luyện viết chữ Hangul.
    Hãy luyện viết từng chữ Hangul cơ bản như chữ cái qua file đính kèm.

  • Tài liệu học

    Thêm bộ gõ tiếng Hàn cho iOS

    Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách thêm bàn phím tiếng Hàn cho điện thoại iPhone.

    Nếu các bạn thêm bàn phím tiếng Hàn cho iPhone thông qua file đính kèm ở dưới đâyThì các bạn cũng sẽ có thể luyện tập gõ tiếng Hàn trên iPhoneCũng như có thể liên lạc được với bạn bè người Hàn Quốc đấy ạ.

  • Tài liệu học

    Thêm bộ gõ tiếng Hàn cho Android

    Trên thiết bị Android của các bạn có sẵn bàn phím tiếng Hàn không ạ?

    Nếu không thì các bạn hãy thêm bàn phím tiếng Hàn cho điện thoại AndroidThông qua file đính kèm ở dưới đây
    Sau đó thì các bạn sẽ có thể luyện tập gõ tiếng Hàn bằng SmartphoneCũng như có thể liên lạc được với bạn bè người Hàn Quốc đấy ạ

  • Tài liệu học

    Cách cài đặt bộ gõ tiếng Hàn Quốc trên Windows

    Trong bài viết lần này, tôi sẽ hướng dẫn tiếp về cách cài đặt thiết lập bàn phím tiếng Hàn cho máy tính.
    Chỉ cần làm theo hướng dẫn,các bạn có thể dễ dàng viết ngôn ngữ này trên máy tính của mình!

  • Thông tin Visa

    Biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự ở ngoài nước


    Biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự ở ngoài nước


    Các bạn hãy tham khảo chi tiết ở file PDF được đính kèm bên dưới.




    ※ Lưu ý:


    - Nên in ra trước và mang theo khi đến xin công chứng, hợp pháp hóa giấy tờ v.v. tại Đại Sứ Quán Việt Nam ở Hàn Quốc để tránh trường hợp bị thu nhầm lệ phí.


    - Khi nộp bất cứ khoản tiền phí / lệ phí nào, đều được nhận lại Hóa đơn / Biên lai thu phí theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính Việt Nam.

     

     

  • Thông tin Visa

    Chứng nhận lãnh sự


    CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ GIẤY TỜ, TÀI LIỆU

    TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI


     

     


    I. Trình tự thực hiện



    1. Nộp hồ sơ


    - Tại trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.


    Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc theo quy định của Cơ quan đại diện (trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của nước sở tại và các ngày lễ, Tết theo quy định của Việt Nam).


    2. Cơ quan đại diện tiếp nhận hồ sơ, xem xét giải quyết


    3. Nhận kết qủa trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự






    II. Hồ sơ cần chuẩn bị



    1. Đối với việc chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, gồm:


    - (01) Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK


    (Có thể in từ Cổng thông tin điện tử về Công tác lãnh sự - Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn).


    - Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc (01) bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.


    - Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự (đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng nhận theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP).


    - (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.


    - (01) phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện và yêu cầu gửi trả hồ sơ qua đường bưu điện).


    * Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp (01) bản chụp giấy tờ, tài liệu này.



    2. Đối với việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam, gồm:


    - (01) Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.


    - Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc (01) bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.


    - Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự (đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao nước sở tại hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc có Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm).


    - (01) bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự.


    - (01) bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh, trừ các trường hợp sau đây:


    ☞ Giấy tờ, tài liệu đó được lập bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; hoặc


    ☞ Giấy tờ, tài liệu bằng tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Đức và đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam tương ứng ở Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức; hoặc


    ☞ Giấy tờ, tài liệu được lập bằng các thứ tiếng khác ngoài các tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung, Đức, đề nghị hợp pháp hóa tại các Cơ quan đại diện khác, nếu Cơ quan đại diện này có cán bộ tiếp nhận hồ sơ hiểu được thứ tiếng đó.


    - (01) bản chụp bản dịch giấy tờ, tài liệu để lưu hồ sơ.


    - (01) phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu gửi trả qua đường bưu điện).


    * Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp (01) bản chụp giấy tờ, tài liệu này. 



    3. Số bộ hồ sơ : Một (01) bộ


    4. Văn bản quy định: Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai


    5. Mẫu tờ khai LS.HPH-2012.TK-2

     

     

  • Thông tin Visa

    THỦ TỤC CẤP LẠI HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG

     

    THỦ TỤC CẤP LẠI HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG

     


     



    I. Đối tượng


    Người bị mất, bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng, tách trẻ em trong hộ chiếu của cha hoặc mẹ), hoặc hộ chiếu còn thời hạn nhưng có nhu cầu cấp đổi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.





    II. Trình tự thực hiện



    1. Nhận hồ sơ


    Nộp hồ sơ tại trụ sở Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (xem danh sách các Cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ hay nhận kết quả).



    2. Cơ quan đại diện xem xét giải quyết


    Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, cấp hộ chiếu cho đương sự trong thời hạn 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu thì đề nghị đương sự khai báo cụ thể các yếu tố nhân sự cùng với các thông tin liên quan và điện về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam đã cấp hộ chiếu để xác minh. Cơ quan đại diện quyết định việc cấp lại hộ chiếu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của các cơ quan nói trên.

     


    3. Trả kết quả


    Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện. Đối với trường hợp đề nghị cấp lại hộ chiếu, có thể nhận qua bưu điện; hoặc nếu muốn ủy quyền cho người khác nhận thay, thì người được ủy quyền khi đến nhận hộ chiếu phải xuất trình giấy tờ tùy thân, nộp giấy biên nhận hồ sơ và giấy ủy quyền.



     


    Hồ sơ cần chuẩn bị



    1. Một (01) Tờ khai theo mẫu X02 dùng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông/giấy thông hành và hai (02) ảnh giống nhau, cỡ 4x6 cm, chụp trên phông nền màu trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, chụp không quá một năm, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai và 01 ảnh đính kèm.


    - Ghi rõ trong tờ khai nếu có nhu cầu nhận kết quả qua đường bưu điện. 


    - Trường hợp đề nghị tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu của cha hoặc của mẹ để cấp hộ chiếu riêng thì tờ khai do cha hoặc mẹ ký.


    - Trường hợp cha hoặc mẹ đề nghị cấp lại hộ chiếu của mình thì nộp thêm 01 tờ khai (mẫu X02) vả 02 ảnh 4x6 của cha hoặc mẹ.

     


    2. Bản sao hoặc bản chụp (nếu là bản chụp thì cần xuất trình bản chính để kiếm tra, đối chiếu) của một trong những giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp hộ chiếu sau đây:


    - Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (loại có ảnh) theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch ban hành qua các thời kỳ;


    - Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam hiện ở nước ngoài do Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp còn giá trị (mẫu X04);


    - Giấy tờ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân còn giá trị, có ghi đầy đủ yếu tố nhân thân và ảnh. Yếu tố nhân thân của một người bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, quốc tịch của người đó.


    Các giấy tờ trên nếu đã hết giá trị hoặc không có ảnh thì chỉ dùng tham khảo để làm căn cứ cấp hộ chiếu.

     


    3. - Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn thì nộp hộ chiếu đó; 


    - Trường hợp hộ chiếu bị mất thì nộp đơn trình báo mất hộ chiếu (có xác nhận của chính quyền nước sở tại);


    - Trường hợp cha hoặc mẹ đề nghị cấp lại hộ chiếu của mình thì nộp hộ chiếu đó của cha hoặc mẹ.

     


    4.Trường hợp đề nghị cấp lại hộ chiếu và có nhu cầu nhận kết quả qua bưu điện, thì nộp cước phí theo quy định của nước sở tại.

     

     

     

     

     

     

  • Thông tin Visa

    ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC

     

    ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC

     


    Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hàn Quốc có chức năng cầu nối giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc. Đây là nơi mà công dân hoặc cư dân Hàn Quốc có thể đến liên hệ trực tiếp để xin visa nhập cảnh Việt Nam.


    Đây cũng là nơi để công dân Việt Nam sinh sống tại Hàn Quốc liên hệ hoặc trực tiếp đến trụ sở ở Seoul để được tư vấn hoặc làm các thủ tục lãnh sự như khai sinh, giấy thông hành, làm lại hộ chiếu, chứng thực giấy tờ, hợp pháp hóa lãnh sự…


     


    I. Thông tin chung


    Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hàn Quốc


    - Tên tiếng Hàn: 주한베트남대사관


    - Tên tiếng Anh: The Embassy of Socialist Republic of Viet Nam in The Republic of Korea


    - Địa chỉ: 

      • 28-37 Samcheong-dong, Jongno-gu, Seoul, Korea (110-230)

      • Hoặc 123 Bukchon-ro, Jongno-gu, Seoul, Korea (03052)


    - Điện thoại: (+82) 02-720-5124 / (+82) 02-725-2487


    - Fax: (+82) 02-720-4684 / (+82) 02-739-2064


    - Email: vietnamembassyseoul@gmail.com


    - Website : www.vietnamembassy-seoul.org/vi/ 


    Phòng Lãnh sự:


    - Tel: (+82) 02-734-7948 


    - Fax: (+82) 02-738-2317


    - Sau khi lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh:

      • Tư vấn visa và tiếng Hàn  Nhấn phím 5

      • Hộ chiếu và các giấy tờ khác  Nhấn phím 4

     

     

     


    II. Lịch làm việc:


    ▷  Bộ phận Văn phòng:


    Thứ 2 ~ 6: Sáng: 09:30 – 12:00 / Chiều: 14:30 – 17:00


    ▷ Bộ phận Lãnh sự:


    Thứ 2 & 5: Sáng: 09:30 – 12:00 / Chiều: 14:30 – 17:00


    Thứ 3,4 & 6 Sáng: 09:00 – 12:00 / Chiều: 14:30 – 17:00


    ▷ Nghỉ thử 7, chủ nhật và tất cả các ngày lễ của Việt Nam và Hàn Quốc.


    ※ Lưu ý: 

    Thường chỉ nhận hồ sơ vào buổi sáng (Từ 09:30 – 14:30) và trả hồ sơ vào buổi chiều (Từ 14:30 – 17:00). Thời gian trả hồ sơ tối đa là 5 ngày làm việc.

     

     

     


    III. Hướng dẫn đường đi


    Đại Sứ Quán Việt Nam nằm ở ga Anguk, đường tàu số 3, hướng tàu đi ga Daehwa


    è  Xuống ga Anguk ra cửa số 2, bắt taxi tới “감사원베트남대사관”


    Hoặc Xuống ga Jongno 3-ga ra cửa số 10, bắt taxi tới “감사원베트남대사관”.


    Ngoài ra, có thể xuống ở các ga khác như Gwanghwamun ở line 5, Junggak ở line 1, Gyeongbukgung ở line 3, rồi bắt taxi thẳng đến ĐSQ.


     



     

  • Thông tin Visa

    VISA THĂM THÂN DÀI HẠN F-1

     

    VISA THĂM THÂN DÀI HẠN F-1

     

     

    Nếu visa C-3 chỉ cho phép người thân ở Hàn Quốc tối đa 90 ngày và gần như không thể gia hạn, visa F-1-15 có thể giúp bố mẹ của người đang học tập và làm việc ở Hàn Quốc có thể làm Thẻ chứng minh người nước ngoài và được phép lưu trú lâu dài tại Hàn Quốc.


    Với loại visa F-1-15, người mời nộp hồ sơ ngay tại Hàn Quốc, người thân nhận visa ở Việt Nam. Sau khi sang Hàn Quốc có thể gia hạn mỗi lần 1-2 năm, làm thẻ chứng minh người nước ngoài và thêm tên vào Bảo hiểm y tế (국민건강보험) của người mời.


    F-1-15 chỉ dành cho việc mời bố mẹ.







    I. Quy định chung



    1. Những diện visa được mời


    1.png

     


    2. Đối tượng được bảo lãnh


    Những người thỏa mãn các yêu cầu trên có thể bảo lãnh được:


    - Cha , mẹ ruột và cha, mẹ của vợ/chồng


    - Một người chỉ bảo lãnh F-1-15 được cho tối đa 2 người



    3. Quy trình nhận visa


    - F-1-15 chỉ được cấp theo dạng duy nhất là 사증발급인정서발급 (Confirmation of Visa Issuance) và được thực hiện theo các bước sau:


    Bước 1: Người mời nộp hồ sơ tại Văn phòng xuất nhập cảnh ở Hàn Quốc.


    Bước 2: Sau khi hồ sơ được chấp nhận, Văn phòng xuất nhập cảnh sẽ nhắn tin MÃ SỐ VISA về cho người mời.


    Bước 3: Người được mời đến Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TpHCM để nộp hồ sơ visa sử dụng MÃ SỐ VISA được cấp ở trên.


    - Visa được cấp sẽ là loại nhập cảnh 1 lần (single entry) và có thời hạn 90 ngày.


    - Sau khi sang Hàn Quốc, người được mời có thể lên Văn phòng Xuất nhập cảnh để đăng ký người nước ngoài và gia hạn visa F-1-15 (thường cấp thêm 1 năm cho mỗi lần gia hạn). Sau đó, người được mời có thể rời khỏi Hàn Quốc rồi sang lại thoải mái trong thời hạn visa.






     


    II.   Hồ sơ thủ tục đăng ký visa thăm thân F-1-15



    1. Người mời nộp tại Hàn Quốc


    2.png

     

     

    2. Người được mời nộp tại Việt Nam


    3.png




     




    III. Gia hạn visa F-1-15



    Sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, người có visa F-1-15 có thể đến Văn phòng Xuất nhập cảnh để đăng ký người nước ngoài và gia hạn visa.


    1. Hồ sơ – Thủ tục giấy tờ cần nộp


    - Đăng ký người nước ngoài và gia hạn F-1-15 tại Văn phòng Xuất nhập cảnh phụ trách khu vực cư trú của bạn.


    - Có thể đến gia hạn ngay lập tức sau khi nhập cảnh Hàn Quốc nếu đã có sẵn giấy khám lao đủ tiêu chuẩn. Nếu khám lao ở Hàn Quốc, cần chờ ít nhất một tuần. Gần đây đã có những chỗ được ủy quyền khám và lấy ngay.


    - Thời gian gia hạn: Thông thường là 1 năm cho mỗi lần gia hạn.


    - Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để gia hạn như sau:



    4.png

     

     

     

     

     

  • Thông tin Visa

    VISA DU LỊCH / THĂM THÂN NGẮN HẠN C-3-1

     

    VISA DU LỊCH / THĂM THÂN NGẮN HẠN C-3-1

     



    1. Đối tượng được cấp và những điều lưu ý


    Visa C3 là loại visa ngắn hạn, được cấp cho những người có mục đích lưu trú ngắn hạn như du lịch, thăm người thân, những người đến Hàn Quốc để điều trị y tế hoặc những người sẽ đi qua lãnh thổ Hàn Quốc.


    Với những ai sinh sống ở Hàn Quốc, người thân ở Việt Nam có thể sang Hàn Quốc du lịch đơn giản hơn nhiều nếu đích thân đứng ra bảo lãnh. Nếu là Visa du lịch tự túc sẽ phải tốn công chuẩn bị hồ sơ, đặc biệt là chứng minh tài chính, thì với loại visa này người được mời chỉ cần nộp đơn, hộ chiếu, giấy chứng nhận quan hệ với người mời và các giấy tờ từ phía Hàn Quốc gửi về.


    Những người ai đang ở Hàn Quốc dưới dạng visa D-2, E-1 ~ E-7, F-2 hoặc F-5 có thể mời và bảo lãnh người thân bao gồm ba, mẹ, vợ, con của mình cũng như của vợ/chồng sang Hàn Quốc tối đa 90 ngày. Cũng có trường hợp có thể mời được cả anh/chị/em ruột.


    Visa thăm thân C-3 này là visa ngắn hạn và gần như KHÔNG THỂ GIA HẠN trừ trường hợp cực kỳ đặc biệt.


    Thông thường, Visa C-3 không yêu cầu phỏng vấn, chỉ cần nộp đúng và đủ giấy tờ, sẽ dễ dàng được cấp loại visa này. Nếu có trường hợp phỏng vấn thì cũng khá đơn giản, chỉ để xác thực lại thông tin trong hồ sơ đã nộp.


    Loại visa du lịch ngắn hạn này được chia nhỏ tùy theo mục đích cư trú như sau:


    - C-3-1: Visa thăm người thân


    - C-3-2: Visa du lịch theo đoàn


    - C-3-3: Visa khám chữa bệnh


    - C-3-4: Visa cho khách là doanh nghiệp loại chung


    - C-3-5: Visa cho khách là doanh nghiệp theo hợp đồng


    - C-3-6: Visa cho khách là doanh nghiệp diện bảo lãnh


    - C-3-7: Visa dành cho người đến sân bay và nhận được thị thực nhập cảnh


    - C-3-8: Du khách ngắn hạn (Hàn Kiều)


    - C-3-9: Visa du lịch thông thường


    - C-3-10: Visa quá cảnh trực tiếp



     


    2. Hồ sơ thủ tục



    A. Hồ sơ từ phía người mời đang sống tại Hàn Quốc



    1) 초청장 / Thư mời và cam kết về nước (Bản chính)


    - Bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh.


    - Theo mẫu của Lãnh sự quán.


    - Người mời tự điền và ký tên, không cần công chứng.


    - Ghi rõ chi tiết nhân sự bên mời và bên được mời, nội dung, lý do, thời gian mời (Tối đa 90 ngày).


    - Điền đầy đủ tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của người mời.

     


    2) 신원보증서 / Giấy bảo lãnh (Bản chính)


    - Bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh.


    - Theo mẫu của Lãnh sự quán.


    - Người mời tự điền và ký tên, không cần công chứng.


    - Ghi rõ chi tiết nhân sự bên mời và bên được mời, nội dung, lý do, thời gian mời (Tối đa 90 ngày).


    - Điền đầy đủ tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của người mời.


    ※ Chú ý: Trường hợp mời nhiều người, Thư mời và Giấy bảo lãnh phải viết riêng cho từng người mời. Các giấy tờ còn lại có thể sử dụng chung 1 bản.



    3) 여권 / Hộ chiếu (Bản photo)


    - Phô tô trang có hình và trang có chữ ký của người mời.


    - Chữ ký của người mời trong hộ chiếu gốc phải trùng với chữ ký trong Thư mời và Giấy bảo lãnh.

     


    4) 외국인둥록증 / Thẻ chứng minh thư người nước ngoài (Bản photo)


    - Phô tô 2 mặt thẻ.


    - Thời hạn Thẻ chứng minh nguời nước ngoài phải có giá trị trên 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.


    - Trường hợp người mời là sinh viên sắp tốt nghiệp, thời hạn của Thẻ chứng minh người nước ngoài phải lâu hơn thời hạn lưu trú của người thân được mời. Đồng thời, bổ sung giấy xác nhận dự kiến sắp tốt nghiệp của nhà trường.

     


    5) Giấy tờ chứng minh cho việc học tập hoặc làm việc tại Hàn Quốc (Bản photo)


    - Sinh viên: Chứng nhận sinh viên (재학증명서) và bảng điểm


    - Người đi làm: Chứng nhận nhân viên (재직증명서) bản chính, Hợp đồng lao động (고용계약서) bản sao và Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty (사업자등록증)


    - Người có công ty riêng: Giấy đăng ký kinh doanh – 사업자등록증

     


    6) 재정입증서류 / Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của người Việt Nam sống tại Hàn Quốc (Sao kê giao dịch, Tài khoản ngân hàng, Nhà cửa, Đất đai …)


    - 입출금내역서 / Danh sách các giao dịch ngân hàng (tối thiểu 03 tháng)


    [ Trường hợp mới sang Hàn chưa đủ 03 tháng, hãy in tất cả danh sách giao dịch có thể ]


    - 은행잔고증명서 / Giấy chứng nhận số dư trong tài khoản


    ※ Lưu ý: Tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa trong ngày hôm đó.

     Số dư trong tài khoản tốt nhất là 3.000.000 KRW trở lên.

     



    B. Hồ sơ giấy tờ từ phía người được mời đang sống tại Việt Nam

     


    1) 사증발급신청서 / Đơn đề nghị cấp visa có dán ảnh chụp trong vòng 06 tháng


    2) 여권/ Hộ chiếu


    3) 가족관계입증서류 / Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình


    - Bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn có công chứng tư pháp.


    - 출생증명서 & 호구부/ Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu (nếu mời bố mẹ, anh chị em) HOẶC 혼인관계증명서& 호구부/ Giấy đăng ký kết hôn và Sổ hộ khẩu (nếu mời vợ/chồng).

     


    4) 신분증/ Chứng minh thư nhân dân của người xin visa thăm thân (Bản photo)


    - Phô tô không cần công chứng 02 mặt.


    - Không cần dịch, không cần công chứng.



    5) 결핵진단서 / Giấy khám lao


    - Phải khám lao tại bện viện được chỉ định: Bệnh viện Chợ Rẫy TpHCM hoặc Bệnh viện phổi Trung Ương Hà Nội.


    - Trẻ dưới 5 tuổi được miễn khám lao.


     


    C. Nộp hồ sơ


    - Người được mời tại Việt Nam mang tất cả hồ sơ bao gồm các giấy tờ ở phần A do người đứng tên mời ở Hàn Quốc gửi về và bản thân người được mời chuẩn bị các giấy tờ liên quan như ở mục B đến nộp tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TpHCM.


    - Lệ phí: 20 USD/người (Tính bằng tiền Việt theo tỉ giá ngân hàng Woori)


    - Thời gian chờ kết quả và nhận visa: 8 ngày làm việc (không tính thứ 7, Chủ nhật kể từ ngày nhận hồ sơ)

     

     

     

     

     

  • Thông tin Visa

    VISA ĐỊNH CƯ F-5

     

     

     

    1. Đối tượng được cấp và phạm vi hoạt động


    - Người muốn sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc lâu dài mà không bị giới hạn hoạt động bởi visa


    - Người đang cư trú tại Hàn Quốc trên 5 năm


    - Người cư trú trên 2 năm với tư cách là con cái vị thành niên và bạn đời của người có tư cách lưu trú vĩnh viễn hoặc bạn đời của công dân Hàn Quốc


    - Con cái của người có F-5 (bố hoặc mẹ) đang cư trú tại Hàn Quốc được sinh ra tại Hàn Quốc


    - Người đầu tư nước ngoài với số vốn lớn và tuyển dụng từ 5 người Hàn Quốc trở lên


    - Người cư trú trên 2 năm với tư cách là Kiều bào (F-4)


    - Kiều bào có quốc tịch nước ngoài có đủ điều kiện nhập quốc tịch Hàn Quốc


    - Người Hoa kiều sinh ra tại Hàn Quốc và sinh sống tại Hàn Quốc


    - Người có học vị tiến sĩ ở nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp tiên tiến


    - Người hoàn thành chương trình chính quy và nhận học vị tiến sĩ ở đại học Hàn Quốc


    - Người có học vị cử nhân và bằng cấp trong lĩnh vực công nghệp tiên tiến


    - Người có năng lực trong lĩnh vực đặc biệt


    - Người có công lao đặc biệt


    - Người nhận lương hưu


    - Người làm việc trong ngành chế tạo trên 4 năm với tư cách được mời làm việc


    - Người cư trú từ 3 năm trở lên sau khi đạt được tư cách cư trú theo thang điểm (F-2-7)


    - Người duy trì đầu tư từ 5 năm trở lên, là nhà đầu tư bất động sản hoặc nhà đầu tư dịch vụ công ích, vợ/chồng và con cái ở độ tuổi vị thành viên của người đó


    - Người đang cư trú tại Hàn Quốc từ 3 năm trở lên với tư cách là sáng lập kỹ thuật (D-8-4)


    - Người ký quỹ tại Quỹ Di dân Đầu tư cho dự án công ích từ 1,5 tỷ won trở lên và duy trì đầu tư từ 5 năm trở lên



     


    2. Ưu điểm khi được nhận quyền cư trú vĩnh viễn


    - Không nhất thiết phải từ bỏ quốc tịch của mình


    - Có thể tham gia bầu cử địa phương sau 3 năm kể từ ngày được cấp quyền cư trú vĩnh viễn


    - Trong 2 năm kể từ ngày xuất cảnh nếu muốn tái nhập cảnh không cần phải nhận giấy phép tái nhập cảnh

     

     

     

    3. Mất tư cách cư trú vĩnh viễn


    Dù đã được nhận tư cách cư trú vĩnh viễn, nhưng nếu xảy ra một trong những lý do dưới đây thì vẫn bị tước quyền cư trú vĩnh viễn


    - Người có quyết định cưỡng chế rời khỏi nơi ở


    - Người được phép cư trú vĩnh viễn bằng phương pháp giả mạo hoặc bất chính


    - Người đã vượt quá thời hạn được miễn giấy phép tái nhập cảnh hoặc thời hạn cho phép


    - Người đã có tư cách cư trú vĩnh viễn hoặc người được kết luận là đã nhập cảnh bất hợp pháp hoặc nhập cảnh bằng hộ chiếu giả như mang tên người khác hoặc bị pháp hiện kết hôn giả

     



    4. Các đối tượng nằm trong vòng hạn chế của visa F-5


    - Vi phạm nghiệm trọng pháp luật Hàn Quốc, làm rối loạn trật tự - an ninh xã hội. Đặc biệt là những đối tượng từng vào tù ra tội


    - Thậm chí, những đối tượng có hành vi: BUÔN MA TÚY, GIAN LẬN, ĐE DỌA HÀNH HUNG NGƯỜI KHÁC sẽ bị CẤM đổi sang VISA F-5 tại Hàn


    - Trong vòng 36 tháng từ ngày nộp đơn, nếu vi phạm Luật Di Trú của Hàn thì sẽ bị hạn chế đổi sang VISA F-5. (Trừ những cá nhân bị phạt nhẹm mức phạt dưới 1.000.000 won)


    - Ngoài ra, nhà đầu tư bất động sản nước ngoài nộp tài liệu giả mạo cũng sẽ không được hoan nghênh trong việc chuyển đổi sang VISA F-5




    5. Điều kiện để được cấp visa F-5


    - Thu nhập năm gần nhất cao hơn thu nhập bình quân đầu người của người Hàn (GNI per capita). Thu nhập bình quân của người Hàn Quốc năm 2017 là 33.636.000 KRW. GNI năm 2018 của Hàn Quốc là 34.494.000 KRW.


    - Đã và đang làm việc dưới dạng 정규직 (nhân viên chính thức) tối thiểu 1 năm.


    - Hiện đang lưu trú tại Hàn Quốc dưới dạng một trong các visa E1~E7 hoặc F-2 (chuyển từ các loại visa E sang) VÀ THỎA MÃN 1 TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN DƯỚI ĐÂY:


    - Tốt nghiệp bậc đại học ở Hàn Quốc từ các trường đại học thuộc nhóm ngành science and engineering.


    - Tốt nghiệp Thạc sĩ tại Hàn Quốc: Yêu cầu phải có tổng thời gian lưu trú ở Hàn Quốc ít nhất là 3 năm tính từ ngày nhận bằng Thạc sĩ.


    - Tốt nghiệp bậc học Tiến sĩ tại Hàn Quốc: Yêu cầu phải có tổng thời gian lưu trú ở Hàn Quốc ít nhất là 1 năm tính từ ngày nhận bằng Tiến sĩ.


    - Trường hợp không tốt nghiệp đại học ở Hàn Quốc: Yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các nhóm ngành Advanced Technology (첨단기술분야) như Nano (나노), IT, New material (신소재), Bio ((바이오), Digital (디지털전자), Transport & Machinery (수송및기계), Environment & Energy (환경및에너지), Technology Management (기술경영) và phải có tổng thời gian lưu trú ở Hàn Quốc ít nhất là 3 năm trở lên, đồng thời nằm trong diện visa từ E-1 đến E-7, hoặc visa F-2 (Chuyển từ các loại visa E lên)


    Lưu ý:

     

    - Khi đã có visa F-5, nếu muốn rời khỏi Hàn Quốc nhưng vẫn muốn duy trì quyền lợi của loại visa này, cứ 2 năm phải nhập cảnh vào Hàn Quốc 1 lần. Nếu không, sẽ bị hủy và mất quyền lợi định cư vĩnh viễn tại Hàn Quốc.



     

    6. Thủ tục giấy tờ


    - 통합신청서 / Đơn đăng ký xin visa


    - Ảnh 3,5cm x 4,5cm (Nền trắng, được chụp trong vòng 06 tháng trở lại tính đến ngày nộp hồ sơ)


    - 여권 / Hộ chiếu


    - 외국인등록증 / Thẻ chứng minh người nước ngoài


    - Lý lịch tư pháp (Criminal Record) tại Việt Nam


    ※ Trừ trường hợp tốt nghiệp tiến sĩ tại Hàn Quốc HOẶC trường hợp đã nộp Lý lịch Tư pháp trước đó và liên tục cư trú tại Hàn Quốc đến thời điểm hiện tại


    - (학사•석사•박사) 학위증 / Bằng đại học/ thạc sĩ/ tiến sĩ (chọn loại bằng cấp cao nhất) tại Hàn Quốc hoặc Việt Nam


    - 신원보증서 / Giấy bảo lãnh của người Hàn Quốc


    - 재직증명서 / Giấy chứng nhận nhân viên (Do công ty cấp)


    - 사업자등록증 / Giấy đăng kí kinh doanh của công ty (Do công ty cấp)


    - 고용계약서 / Hợp đồng lao động


    - 소득금액증명원 / Giấy chứng nhận thu nhập: Bản phô tô chứng nhận nộp thuế thu nhập có hiện tổng thu nhập của người nộp đơn trong năm gần nhất được cấp bởi Korea Tax Office


    [ Có thể in qua mạng trên HomeTax hoặc tại Minwon HOẶC có thể ra cơ quan thuế (세무서) gần nhất để xin. Nếu thời điểm nộp hồ sơ mà 소득금액증명원 của năm trước chưa có, CẦN có bản 소득금액증명원 năm trước đó và Giấy chứng nhận đóng thuế do công ty cấp của năm trước ]


    - 근로소득원천징수영수증 / Biên lai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (Công ty cấp)


    - 소득증명을위한통장사본 / Bản sao sổ tiết kiệm chứng minh thu nhập (Xin ở ngân hàng đang sử dụng)


    - 입출금내역서 / Sao kê giao dịch ngân hàng (Xin ở ngân hàng đang sử dụng)


    - 임대차계약서 / Hợp đồng nhà hoặc 숙소제공확인서 / Giấy chứng nhận nhà ở


    - 영주자격신청사보고서 / Khai báo thông tin thường trú nhân


    - 결핵진단서/ Giấy khám lao


    - 수수료 / Lệ phí: 230.000 Won. Gồm :


    + 200.000 KRW : Phí chuyển sang visa F-5


    + 30.000 KRW : Phí làm thẻ mới

     

     

     

     

  • Thông tin Visa

    THANG TÍNH ĐIỂM XIN VISA F-2-7

     

    THANG TÍNH ĐIỂMXIN VISA F-2-7

     

    I. ĐIỂMCƠ BẢN

     

    1.png

     

     

    II. ĐIỂMCỘNG

     

    2.png

     

     

    III. ĐIỂMTRỪ

     

    3.png

     

     

  • Thông tin Visa

    VISA CƯ TRÚ F-2 (THEO HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM)



    1. Đối tượng được cấp và phạm vi hoạt động

    - Người muốn xin visa thường trú tại Hàn Quốc lâu dài

    - Các loại visa có thể xin đăng ký cấp visa F-2:

    image_01.png

    Ø Điều kiện về thời gian lưu trú: Đang cư trú hợp pháp tại Hàn ít nhất một năm với tư cách cư trú đã đăng ký.

    - Tuy nhiên, nếu bạn đang ở visa D-2 hoặc D-10 và được phép cho đăng ký đổi sang visa khác, có thể được coi là thỏa mãn yêu cầu về thời gian lưu trú.

    Ø Tiêu chuẩn tính điểm để xin chuyển visa F-2:

    Tổng số điểm các hạng mục đánh giá phải trên điểm sàn

    Thang điểm từng hạng mục (Tổng 125 điểm) và Điểm sàn (80 điểm)

    image_02.png

     
     

    2. Thời gian lưu trú tối đa

    - 2 năm, gia hạn 6 tháng 1 lần




    3. Hoạt động ngoài tư cách lưu trú

    Hạn chế các hoạt động khác với hoạt động được xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) hiện có theo quy định(Yêu cầu xác nhận thông tin)

    - Tham khảo mục “Hoạt động ngoài tư cách lưu trú của visa du học D-2”

    - Hoạt động khác với hoạt động được xác nhận trong visa giảng viên ngoại ngữ E-2

    ※ 
    • Người sở hữu visa du học tiếng D-4-1 được phép tham gia các hoạt động ngoài tư cách lưu trú sau 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

    • Theo dự luật mới, từ 01/01/2019, du học sinh quốc tế ở Hàn Quốc phải có TOPIK 2 mới được cấp phép đi làm thêm.

    • Du học sinh quốc tế có điểm chuyên cần dưới 90%, sẽ không được cục xuất nhập cảnh cấp phép đi làm thêm.

    - Du học sinh quốc tế khi đang học tiếng visa D-4-1 không được chuyển trường, chỉ được chuyển trường khi có chứng chỉ topik (TOPIK 2 học cao đẳng, TOPIK 3 học đại học, TOPIK 4 học thạc sĩ)


     

    a. Hồ sơ thủ tục xin visa


    Giấy tờ từ người nộp đơn xin cấp visa:

    - 신청서 / Đơn xin cấp visa (Theo mẫu của Đại sứ quán)

    - 01 ảnh (3.5 × 4.5, phông nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ)

    - 여권 / Hộ chiếu (bản gốc + bản sao công chứng nhà nước)

    - 외국인등록증 / Thẻ chứng minh người nước ngoài

    - 수수료/ Lệ phí

    - 학위증/ Bằng tốt nghiệp hoặc 졸업증명서 / Giấy chứng nhận chuẩn bị tốt nghiệp

    - 성적증명서/ Bảng thành tích học tập

    - 한국어능력입증서류 / Bằng TOPIK (in từ trang chủ topik.go.kr)

    - 사회통합프로그램이수확인서/ Bằng KIIP (in từ trang chủ socinet.go.kr)

    - 체류지입증서류 / Chứng nhận nơi cư trú (임대차계약서 / hợp đồng thuê nhà, 숙소제공확인서 / giấy xác nhận cung cấp nơi ở)

    - 결핵검진확인서 / Giấy khám lao

    Giấy tờ từ công ty

    - 고용계약서 / Hợp đồng lao động

    - 사업자등록증 / Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    - 대표자신분증 / CMND của đại diện công ty

    - 고용사유서 / Giấy tờ ghi rõ lý do tuyển dụng (theo mẫu của Cục xuất nhập cảnh hikorea.go.kr)

    - 고용보험가입자명부 / Danh sách đóng bảo hiểm lao động của công ty

    - 신원보증서 / Giấy bảo lãnh nhân viên

    - 전년도매출실적 / Giấy chứng nhận doanh thu năm trước

    - Giấy tờ khác: 소득관련입증서류(근로소득원천징수영수증등) / Giấy tờ liên quan đến thu nhập (Biên lai khấu trừ thu nhập v.v.), 소득세납세입증서류/ Giấy chứng nhận nộp thuế thu nhập, 사회봉사활동증명서 / Giấy chứng nhận hoạt động tình nguyện, 경력증명서등점수표상가점인정에필요한증빙자료(해당사항있는경우) / Giấy tờ chứng nhận kinh nghiệp làm việc v.v. để được cộng thêm điểm (Nếu có)



    b. Hồ sơ gia hạn visa

    - 신청서 / Đơn đăng ký tổng hợp

    - 여권및외국인등록증 / Hộ chiếu & Thẻ chứng minh người nước ngoài

    - 수수료 / Lệ phí: 60.000 KRW (thêm 3.000 KRW nếu sử dụng dịch vụ chuyển phát)

    - 최근 1년이상 2천만원이상의예금잔고가유지되었음을증명할수있는서류/ Giấy tờ chứng minh đã duy trì tối thiểu 20.000.000 won trong tài khoản ngân hàng trong năm trước đó (Nếu có với các lại visa E)

    - 과거취업활동사실을증명할수있는서류/ Giấy tờ chứng minh công việc trong các năm qua: 재직증명서/ Giấy chứng nhận nhân viên, 경력증명서/ Giấy chứng nhận kinh nghiệm, 사업자등록증/ Giấy đăng ký kinh doanh của các công ty nêu trên

    - 취업예정사실증명서 / Giấy chứng nhận sẽ được nhận vào làm việc, 표준근로계약서 / Hợp đồng lao động

    - 근로소득원천징수영수증Biên lai khấu trừ thu nhập

    - 체류지입증서류 / Chứng nhận cư trú (임대차계약서 / Hợp đồng thuê nhà, 숙소제공확인서 / Giấy xác nhận nơi ở v.v.)

    - 신원보증서/ Giấy tờ bảo lãnh của công ty dành cho người nộp hồ sơ

     

     

  • Thông tin Visa

    DANH SÁCH 85 NGÀNH NGHỀ CẤP VISA E-7 HÀN QUỐC

    DANH SÁCH 85 NGÀNH NGHỀ CẤP VISA E-7 HÀN QUỐC

     

    01.png

     

    02.png

     

    03.png

     

    04.png

     

     

  • Thông tin Visa

    VISA KỸ SƯ CHUYÊN NGHÀNH E-7

     

    VISA KỸ SƯ CHUYÊN NGHÀNH E-7

     



    < Dành cho người có visa D-2 & D-10 >


     


    1. Đối tượng được cấp và phạm vi hoạt động


    - Người dự định tham gia vào các hoạt động làm việc chuyên môn đặc biệt được chỉ định cụ thể bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo hợp đồng với các tổ chức công cộng hoặc tư nhân tại Hàn Quốc.


    - Là cư dân hợp pháp với tư cách thường trú D-2 (Du học) hoặc D-10 (Xin việc).


    - Người đủ điều kiện để đổi sang tư cách lưu trú khác thuộc lĩnh vực hoạt động làm việc như E-1 (Visa Giáo sư), E-2 (Visa Giảng viên ngoại ngữ), E-3 (Visa Nghiên cứu), E-4 (Visa Hỗ trợ kỹ thuật), E-5 (Visa Chuyên gia), E-6 (Visa Nghệ thuật/Giải trí), E-7 (Visa Kỹ sư chuyên nghành).


    - Phải ký kết hợp đồng lao động với chủ lao động nơi sẽ tuyển dụng.


    - Người sở hữu visa D-2 tức người chuẩn bị tốt nghiệp và có đủ điều kiện để đổi qua visa D-10 (Tuy nhiên, trường hợp đã tốt nghiệp đại học trở lên tại Việt Nam hoặc nước thứ 3, mà đáp ứng đủ điều kiện về nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc cần thiết, thì dù đang đi học vẫn có thể đổi được visa E-7).


    - Visa D-4 cũng có thể đổi được qua E-7. Quy trình đổi từ visa D-4 sang visa E-7 thường sẽ đi từ D-4, lên D-2 (nếu có TOPIK 3 trở lên), rồi qua D-10 (nếu đạt 60 điểm trở lên trên tổng số 180 điểm xét theo hệ thống tính điểm), và cuối cùng là chuyển sang E-7.

     


    image_01.png

     

     

     


    2. Thời hạn lưu trú tối đa


    - Theo thời hạn hợp đồng lao động


    - Thường sẽ là 1 năm. Sau 1 năm sẽ phải đi gia hạn visa.




    3. Quy định chung


    - Khi xét duyệt hồ sơ được nộp, Văn phòng xuất nhập cảnh sẽ xem xét mức độ cần thiết và sự phù hợp của ứng viên dựa trên các yếu tố bao gồm cả khả năng thay thế các công dân Hàn Quốc, lợi ích quốc gia, điều kiện hoạt động kinh doanh và việc làm của người lao động nước ngoài.


    - Một công ty chỉ được bảo lãnh số visa E-7 tối đa bằng 20% số nhân viên là công dân Hàn Quốc.


    - Công ty hoạt động tại Hàn Quốc với ít hơn 5 nhân viên người Hàn hoặc có số lượng nhân viên E-7 lớn hơn 20% số nhân viên người Hàn Quốc, thì KHÔNG ĐƯỢC PHÉP bảo lãnh visa E-7 thêm (bao gồm dạng mời, đổi visa, thay đổi/thêm nơi làm việc).


    - Tuy nhiên, nếu được giới thiệu bởi các cơ quan có thẩm quyền như KOTRA, KITA, … người đứng đầu văn phòng xuất nhập cảnh có thể cho phép công ty bảo lãnh E-7 thêm cho nhân viên người nước ngoài đến 50% (đối với công ty nằm trong ngành công nghiệp cao) và 70% (đối với công ty có thẩm quyền xuất khẩu đến những khu vực có ngôn ngữ đặc biệt) trên tổng số nhân viên là công dân Hàn Quốc.


    - Các nhân viên của công ty đều phải tham gia đóng bảo hiểm tối thiểu từ 3 tháng trở lên.


    - Nhằm ngăn chặn việc sử dụng lao động với mức lương thấp, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét hồ sơ và so sánh với mức lương trung bình của người Hàn làm việc trong cùng một lĩnh vực, với cùng số năm kinh nghiệm làm việc.


    ※ Sẽ rất khó được cấp visa nếu mức thu nhập thấp hơn 60% lương trung bình của người Hàn trong cùng một công ty hoặc lương tháng dưới mức lương cơ bản tính theo năm.



     


    4. Hồ sơ xin cấp visa


    Ø  Giấy tờ cơ bản của nộp hồ sơ đề nghị cấp visa


    - 출입국 통합신청서 / Đơn yêu cầu tổng hợp


    - 여권용 사진 / 01 ảnh thẻ nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng


    - 여권/ Hộ chiếu (Bản chính + Bản photo)


    - 외국인등록증/ Thẻ chứng minh người nước ngoài


    - 결핵검진확인서 / Giấy khám lao


    - 체류지 입증서류 / Chứng nhận cư trú (Hợp đồng nhà hoặc giấy xác nhận cư trú)


    - 학위증, 자격증, 그 외 번역관련 경력증명서 / Chứng nhận học vị, kinh nghiệm, Bằng tốt nghiệp v.v…


    - 수수료/ Lệ phí:


    + Đổi visa: 100.000 KRW


    + Làm thẻ mới: 30.000KRW


    + Phí chuyển phát (Nếu có): 3.000 KRW


    (Những người tốt nghiệp cử nhân hoặc cao đẳng tại Hàn thì có thể bỏ qua giấy Thư giới thiệu & chấp thuận làm việc thuộc nhóm các ngành nghề yêu cầu kinh nghiệm trên 1 năm)



    Ø  Giấy tờ từ công ty


    - 사업자등록증/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đang làm việc


    - 고용계획서/ Hợp đồng lao động (Bản gốc + Bản photo)


    - 고용사유서 / Giấy trình bày lí do tuyển người nước ngoài


    - 신원보증서 / Giấy bảo lãnh nhân viên


    - 전년도 매출실적 / Giấy chứng nhận doanh thu năm trước


    - 소득세납세사실증명서/ Giấy chứng nhận nộp thuế thu nhập


    - 고용보험가입자 명부 / Danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp


    - 부가세과세표준증명서/ Giấy chứng nhận thuế VAT




    5. Gia hạn visa E-7


    Ø  Quy định về thay đổi nơi làm việc


    - Trong thời hạn của hợp đồng lao động (chưa hết hạn hợp đồng), nếu công ty trong tình trạng xấu hoặc đóng cửa thì có thể thay đổi công ty.


    - Người lao động nước ngoài nếu muốn thay đổi công việc của mình trong thời hạn hợp đồng thì cần có giấy 원고용주의이적동의서 / Thỏa thuận chuyển nhượng của chủ lao động ban

    đầu.


    Ø  Quy định về chuyển sang visa D-10 và ngược lại


    - Kỹ sư chuyên ngành (E-7) có thể đổi sang visa tìm việc D-10 trong thời gian 3 tháng và được gia hạn tối đa 1 lần nữa với thời hạn là 3 tháng. Tổng thời gian D-10 tối đa là 6 tháng.


    - Có thể đổi visa tìm việc D-10 sang E-7 nếu tìm được công ty đủ điều kiện.


       Nếu công ty chuyển đến đã có người lao động có visa E-7 thì bị hạn chế chuyển sang công ty này.


    Ø  Hồ sơ gia hạn visa E-7


    - 통합신청서/ Đơn đăng ký tổng hợp


    - 여권/ Hộ chiếu


    - 외국인등록증/ Thẻ chứng minh người nước ngoài


    - 수수료/ Lệ phí: 60.000 KRW


    - 고용계획서/ Hợp động lao động


    - 개인소득금액증명/ Chứng nhận thu nhập cá nhân (Bắt buộc)


    ※ 소득금액증명원/ Giấy chứng nhận thu nhập cá nhân (Do cơ quan thuế cấp) hoặc 근로소득원천징수영수증/ Biên lai khấu trừ thu nhập (Do công ty cấp)


    - 사업자등록증사본/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc 법인등기부등본/ Bản sao công chứng đăng ký công ty


    - 신원보증서/ Giấy bảo lãnh nhân viên (Bản gốc – chỉ dành cho các nghề nghiệp sau)


    { Nhân viên bán hàng (31215), Chef và Cook (441), Designer (285), Nhân viên tiếp tân khách sạn (3922), Điều phối viên y tế (S3922), Người trồng dưa leo biển (63019), Thợ hàn tàu thủy (7430), lao động tay nghề cao [ Công nhân làm rễ (740), Công ty sản xuất và công ty xây dựng (700), Chăn nuôi tập trung (610) ] }


    - 체류지입증서류/ Chứng nhận nơi cư trú (임대차계약서/ hợp đồng thuê nhà, 숙소제공확인서/ giấy xác nhận cung cấp nơi ở, 체류기간만료예고통지우편물/ thông báo hết hạn lưu trú, 공공요금납부영수증/ chứng nhận thanh toán phí tiện ích, 기숙사비영수증/ chứng nhận chi phí đóng ký túc xá v.v.)


    - 고용주납세사실증명원/ Giấy chứng nhận thanh toán thuế của chủ lao động (Để xác nhận trạng thái hoạt động kinh doanh và tình trạng nợ thuế của công

     

     

  • Thông tin Visa

    VISA TÌM VIỆC LÀM D-10-1 (THEO HỆ TÍNH ĐIỂM)

     

     

    1. Đốitượng được cấp và phạm vi hoạt động


    - Duhọc sinh bậc đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp ở Hàn Quốc có nhu cầu ở lạixin việc.


    - Ngườiđã hoàn thành chương trình học cao học


    - Saukhi tốt nghiệp với visa D-2 (Visa D-4 không được đổi D-10)


    -  Saukhi hết hợp đồng với visa E (E-1 ~ E-7…)


    - Chophép thực tập ngắn hạn (được phép nhận lương) trước khi được nhận làm chính thứchoặc tìm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp v.v. tại Hàn Quốc 


     


     


    2. Thờigian lưu trú tối đa


    - 2năm


    - Thờigian gia hạn 6 tháng/lần, được phép gia hạn tối đa 4 lần (Bao gồm 1 lần đổivisa lúc đầu)


    - Nhữngđối tượng dưới đây được lưu trú với thời gian tối đa là 2 năm:


       • Người tốt nghiệp đại học tạiHàn Quốc trong vòng 3 năm


       • Người có kinh nghiệm trên 1năm tại 1 trong 500 doanh nghiệp lớn trên thế giới trong vòng 3 năm


       • Người tốt nghiệp 1 trong cáctrường đại học hàng đầu được bầu chọn bởi Tạp chí Time (200 trường), bởi QS(500 trường) trong vòng 3 năm


       • Người có tổng điểm trên 80 điểm(Tính theo tiêu chí hệ thống tính điểm)


       • Người đang chờ cấp hoặc đangsở hữu Bản quyền sáng chế, Bằng sáng chế tiện ích, Bằng sáng chế thiết kế


       • Người có tổng điểm trên 50 điểmtheo Hệ thống tính điểm dành cho đối tượng doanh nhân


    - VisaE-7 sau khi đổi được lưu trú tối đa 6 tháng


    - Trườnghợp khác: Không nằm trong phạm vi đối tượng trên, được lưu trú tối đa 1 năm.


       • Những người có tổng điểm dưới80 điểm (Tính theo tiêu chí hệ thống tính điểm)


       • Người có mục đích lưu trú để thựctập tại Hàn Quốc thì được tối đa 1 năm


         (Không được phép thực tập tạicùng một công ty / doanh nghiệp quá 6 tháng) 


     


     


    3. Thựcthi chế độ tính điểm đối với visa D-10-1


     


    3.1. Đốitượng được cấp và điều kiện


    Ø (Trình độ học vấn và Lĩnh vực tìm việc) : Người nước ngoài có bằng cử nhân trởlên (Bao gồm bằng cử nhân tại Hàn Quốc) muốn tìm việc nằm trong nhóm ngành nghềthuộc visa E-1 ~ E-7.


    Riêng với Visa Nghệ thuật/Giảitrí (E-6), sẽ không áp dụng cho visa hoạt động biểu diễn (E-6-2). Với Visa E-7dành cho lao động có chuyên môn cao thì không được đăng ký đi làm tại nướcngoài.


    Ø (Yêu cầu về điểm số) : Theo bảng tính điểm cho visa D-10, cần phải đạt hơn 60điểm (trong đó có 20 điểm nằm ở các hạng mục cơ bản và 40 điểm ở các hạng mục khác)trên tổng số 180 điểm ở tất cả 


    các hạng mục tính điểm. 

    【 Thang điểmđổi visa D-10 theo hệ thống tính điểm 】

    (Chi tiết xem ở file đính kèm) 


    【 Thang điểm& Tiêu chuẩn đánh giá đổi visa D-10 theo hệ thống tính điểm 】

    (Chi tiết xem ở file đính kèm)



    3.2. Hồ sơ xin cấp visa


    - 신청서 / Đơn xin cấp visa(Theo mẫu của phòng quản lý xuất nhập cảnh)


    - 사진 / 01 ảnh thẻ


    - 여권 / Hộ chiếu (Bản gốc + Bản photo)


    - 신분증 / Thẻ người nước ngoài (Bản gốc + Bảnphoto)


    - 성적증명서 / Bảng điểm


    - 학위증 / Bằng tốt nghiệp


       • Người tốt nghiệp cao đẳngtrở lên tại Hàn Quốc: Giấy chứng nhận thành tích học tập


    ※ Trường hợp có xác nhận trên Hệ thống quảnlý thông tin xuất nhập cảnh (Hệ thống quản lý thông tin du học sinh) sẽ được miễn.


       • Người tốt nghiệp đại họccó tiếng trên thế giới: Giấy chứng nhận thành tích học tập


    ※   Chỉ cần nộp một trong các giấy tờ sau: 졸업(예정)증명서 / Giấy chứng nhận (chuẩn bị) tốt nghiệp, Bằng tốt nghiệp,Giấy chứng nhận sẽ nhận bằng tốt ngiệp.


    - 근무경력증빙서류 / Giấy chứng nhậnkinh nghiệm làm việc (Nếu có)


    ※   Yêu cầu ghi rõ thời gian công tác, nơicông tác, ngành nghề công tác v.v. trong giấy chứng nhận (Hoặc 재직증명서 / Giấy chứng nhân công tác)


    - 국내연수활동증빙서류 / Giấy chứng nhận hoạtđộng tu nghiệp tại Hàn Quốc (Nếu có)


    ※ Giấy chứng nhận được cơ quan đào tạo cấp,có nêu rõ nội dung chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, có hoàn thành đượcchương trình đào tạo hay không v.v.


        • Nếu theo chương trìnhnghiên cứu tại cơ quan nghiên cứu: Giấy chứng nhận hoàn thành


        • Nếu theo chương trình đàotạo tại cơ quan đào tạo: Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo


        • Sinh viên trao đổi: Giấychứng nhận theo học chương trình trao đổi do nhà trường cấp


    - Bằng TOPIK (Còn thời hạn hiệu lực) hoặcKIIP 이수증빙서류 / Giấy chứng nhậnhoàn thành chương trình Hội nhập xã hội (KIIP)


    - 체류지입증서류 / Giấy chứng nhận nơicư trú (Hợp đồng nhà hoặc Giấy xác nhận cư trú)


    - Giấy khám lao


    - 구직활동계획서 / Kế hoạch tìm việctrong thời gian 6 tháng tới


    - 고용추천서 / Giấy giới thiệu củagiáo sư hướng dẫn yêu cầu nêu rõ mục đích cần gia hạn để tìm việc (Nếu có)


    - 관계중앙행정기관장추천 / Giấy chứng nhậnkinh nghiệm làm việc giỏi, lương cao do chính phủ cấp (Nếu có)


    - 수수료 / Lệ phí xin cấp visalần đầu: 130.000 KRW


    - Có nhiều trường hợp, Văn phòng Quản lýxuất nhập cảnh sẽ yêu cầu chứng minh tài chính với số tiền tối thiểu là4.200.000 KRW cho giai đoạn xin cấp visa D-10.


    (Có thể ra ngân hàng xin Giấy chứng nhậnsố dư tài khoản (은행잔액증명서), hoặc Lịch sử giao dịch (입출금내역서) trong vong 03 tháng gần nhất cho lầnđầu tiên. 




    3.3. Hồ sơ gia hạn visa


    - 통합신청서 / Đơn yêu cầu tổng hợp,có dán ảnh 3.5x4.5cm nền trắng, chụp trong 6 tháng trở lại


    - 여권 / Hộ chiếu (Bản gốc +Bản photo)


    - 외국인등록증 / Chứng minh thư ngườinước ngoài (Bản gốc + Bản photo)


    - 구직활동계획서 / Kế hoạch tìm việc(Nêu rõ lịch sử tìm việc trong 6 tháng trước và kế hoạch tìm việc trong 6 thángtiếp theo)


    - 성적증명서 / Giấy chứng nhậnthành tích hoặc 국가기술자격증 / chứng chỉ kỹ thuậtquốc gia (Chỉ áp dụng với đối tượng tốt nghiệp cao đẳng tại Hàn Quốc)


    - 체류경비입증서류 / Giấy chứng minh tàichính (Bao gồm Bản kê sao tài chính 

     

    – 은행거래내역 / Giấy chứng nhậndanh sách giao dịch ngân hàng trong 6 tháng trước và 은행잔고증명서 / Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng đảm bảo sinhhoạt phí trong 6 tháng tiếp theo – Số tiền chứng minh tối thiểu là 4.200.000KRW)


    ※ Về các khoản giao dịch không minh bạch:Người nộp đơn có nghĩa vụ làm rõ và khai báo đầy đủ. Trường hợp không chấphành, sẽ không được gia hạn visa trong lần tiếp theo, không được tái nhập cảnh vàoHàn Quốc sau khi xuất cảnh.


    VD: Nếu bố/mẹ hoặc vợ/chồng chuyển tiềntừ Việt Nam sang để hỗ trợ, cần phải có Giấy chứng minh của người chuyển, Giấyxác nhận quan hệ giữa người chuyển và người nhận tiền…


    - 체류지입증서류 / Giấy chứng nhận nơicư trú


    - Ngoài ra, còn các giấytờ, tài liệu có thể chứng minh đã tích cực tìm việc trong 6 tháng trước


    VD: Hồ sơ, Email traođổi, danh thiếp của công ty đã liên lạc và tham gia phỏng vấn tìm việc hoặc Giấychứng nhận đang thực tập tại một công ty nào đó… 



     


     


    4. Đăng kýthực tập (intern)



    a. Đối tượngđăng ký


    Người nước ngoài có ýđịnh xin thực tập tại các doanh nghiệp v.v. trong thời gian tìm việc với tưcách lưu trú D-10-1 sau khi hoàn tất đăng ký thẻ người nước ngoài.


    * Ngay cả khi chưa đăngký thẻ người nước ngoài, vẫn phải khai báo khi phát sinh lý do khai báo (cân nhắctheo mục đích của pháp chế v.v.) trong thời gian đăng ký thẻ người nước ngoài(trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh).



    b. Yêu cầu& Tiêu chí đánh giá


    - Khai báo hoạt động: Phảikhai báo với cơ quan có thẩm quyền trong vòng 14 ngày kể từ ngày phát sinh lýdo khai báo.


    - Thời gian hoạt động: Ngườicó visa D-10 được phép tìm việc, thực tập v.v. trong vòng 6 tháng


    - Tiền lương hoạt động: Phảiđược nhận lương theo hợp đồng lao động từ mức lương tối thiểu trở lên tính theogiờ


    - Lĩnh vực hoạt động: Nhómngành nghề được quy định cho visa E-1 ~ E-7 (Không bao gồm làm việc bán thờigian thông thường)


    - Cơ quan hoạt động: Chỉchấp nhận các công ty hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện thuê người lao động đượcquy định cho visa E-1 ~ E-7


    - Thời gian làm việc: 8giờ/ngày (40 giờ/tuần)


    c. Trường hợptừ chối hồ sơ gia hạn


    - Công việc thực tậpkhông đủ điều kiện hoặc ký hợp đồng thực tập / thử việc với doanh nghiệp / côngty không đủ điều kiện thuê người nước ngoài.


    - Công ty / doanh nghiệpthuê người nước ngoài về thực tập trong 6 tháng vượt quá số lượng (tỷ lệ) chophép (Ngoại trừ trường hợp thông qua kỳ thực tập để tuyển nhân viên người nướcngoài đó).


    - Người có visa D-10 cólịch sử tổng thời gian thực tập / thử việc vượt quá 6 tháng.



    d. Hồ sơđăng ký


    - 외국인등록사항변경신고서 / Đơnkhai báo thay đổi hạng mục đăng ký người nước ngoài


    - 연수(인턴) 계약서 / Hợpđồng thực tập / thử việc




     


  • Thông tin Visa

    VISA DU HỌC D-2 (Phần 2)


    4. Điều kiện xin visa 



    a. Đối tượng được chuyển đổi visa D-2


    Cho phép đối tượng là người phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

    - Người có visa ngắn hạn (Bao gồm người nhập cảnh Hàn Quốc dưới dạng B-1 (miễn visa) và B-2 (Du lịch quá cảnh) hoặc người nước ngoài đã đăng ký tại Hàn Quốc (Tức, có thẻ chứng minh người nước ngoài).

    - Tuy nhiên, các visa C-3-2, C-3-3, D-3, E-9 hay G-1 thì bị hạn chế chuyển sang D-2.



    b. Hồ sơ thủ tục xin visa


    ◈ Hồ sơ chung:

    - Đơn xin cấp visa (Theo mẫu của Đại sứ quán)

    - 01 ảnh (3.5 × 4.5, phông nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ)

    - Hộ chiếu (bản gốc + bản sao công chứng nhà nước)

    - Chứng minh thư nhân dân (bản gốc + bản sao công chứng nhà nước)

    - Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)

    - Sơ yếu lý lịch (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)

    - Bằng tốt nghiệp và Học bạ (bản gốc và bản dịch công chứng nhà nước)

    - Kế hoạch học tâp, Bản tự giới thiệu về bản thân (Học sinh phải tự viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, KHÔNG CHẤP NHẬN BẢN DỊCH)

    - Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh lao phổi thông qua bệnh viện được chỉ định: Bệnh viện phổi trung ương

    - Bản gốc Giấy báo nhập học có bao gồm quyết định thẩm tra trình độ học vấn và khả năng tài chính (do hiệu trưởng trường đại học cấp - bản chính)

    - Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ quan giáo dục hoặc giấy phép thành lập trường (cơ quan) Hàn Quốc (bản sao, email, fax)

    - Mẫu đăng ký thông tin của người xin cấp visa du học

    - Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính (Xem thêm ở phía dưới)

    - Giấy xác nhận thu nhập lương hàng tháng và nghề nghiệp của bố mẹ v.v.


    ■ Visa du học cao đẳng hoặc đại học:

    - Các loại giấy tờ chung

    - Bằng tốt nghiệp và bảng điểm (nếu đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ)


    ■ Visa du học theo chương trình trao đổi:

    - Các loại giấy tờ chung

    - Bản sao biên bản hợp tác trao đổi sinh viên giữa 2 trường

    - Thẻ sinh viên photo 02 mặt hoặc Giấy xác nhận đang là sinh viên của trường do trường Đại học cấp và có đóng dấu (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)

    - Quyết định của trường đại học ở Việt Nam cử đi du học (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)

    - Bảng điểm các kỳ đã học của trường đại học đang theo học ở Việt Nam (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)


    ■ Visa du học bậc Thạc sĩ/Tiến sĩ

    - Các loại giấy tờ chung

    - Giấy chứng nhận học lực cao nhất (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)


    ■ Visa du học bậc nghiên cứu:

    - Yêu cầu: Tốt nghiệp thạc sĩ

    - Các loại giấy tờ chung

    - Giấy chứng nhận học lực cao nhất (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)

    - Giấy chứng nhận nghiên cứu (VD: Giấy xác nhận nghiên cứu sinh người nước ngoài)


    ※ Hồ sơ chứng minh tài chính xin visa du học Hàn Quốc

       ☞ Tiêu chuẩn xét số dư tài khoản

       • Visa du học cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ: Gửi 20.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

       • Visa du học theo chương trình trao đổi của 2 trường ĐH Việt Nam – Hàn Quốc: Gửi 9.000 USD vào ngân hàng tổi thiểu 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

       → Không chấp nhận sổ tiết kiệm chuyển quyền/chuyển nhượng hoặc sổ tiết kiệm của Qũy tín dụng.

       ☞ Về bảo lãnh tài chính (Bảo lãnh tài chỉnh chỉ nhận từ bố mẹ đẻ)

    - Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh v.v 

    (Bản gốc + Bản dịch tiếng Anh có công chứng nhà nước)

    - Cam kết bảo lãnh tài chính cho con đi học của bố mẹ có chứng thực địa phương về chữ ký 

    (Bản gốc + Bản dịch tiếng Anh có công chứng nhà nước)

    - Bản gốc và bản photo Sổ tài khoản và Giấy xác nhận số dư tiền gửi bản gốc tiếng Anh do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày trước ngày nộp hồ sơ)

       ☞ Các trường hợp bố mẹ đẻ đã mất hoặc đều ở Hàn Quốc

       Anh chị ruột hoặc anh rể chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc) bảo lãnh tài chính

    - Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình của HQ và VN như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh v.v (Bản gốc + Bản dịch tiếng Anh có công chứng nhà nước)

    - Các giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh 

    (Bản gốc + Bản dịch tiếng Anh có công chứng nhà nước)

    - Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực của địa phương về chữ ký  

    (Bản gốc + Bản dịch tiếng Anh có công chứng nhà nước)

    - Bản gốc và bản photo sổ tài khoản và giấy xác nhận số dư tiền gửi bản gốc tiếng Anh do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ)

    Trường hợp người Hàn Quốc bảo lãnh tham khảo hướng dẫn bằng tiếng Hàn.

       ☞ Giáo sư Hàn Quốc của khoa học sinh sẽ nhập học bảo lãnh

    - Bản gốc cảm kết bảo lãnh tài chính cho học sinh (nêu rõ số tiền học bổng, số kỳ được cho học bổng và đóng dấu cá nhân của giáo sư).

    - Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu cá nhân của giáo sư.

    - Bản gốc giấy chứng nhận nghề nghiệp của giáo sư do trường cấp.

    - Bản gốc giấy chứng minh tài chính của giáo sư (ví dụ: giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận phí nghiên cứu của giáo sư sẽ nhận…).

       ☞ Trường hợp học sinh được học bổng:

    - Trường hợp được học bổng dưới 100%: Giấy chứng nhận học bổng (bản gốc) và giấy tờ chứng minh tài chính bình thường như học sinh đi du học tự túc.

    - Trường hợp được học bổng toàn phần (100%): Giấy chứng nhận học bổng (bản gốc).


    CHÚ Ý: 

    - Tất cả các giấy tờ bằng tiếng Việt cần dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn có công chứng tư pháp của nhà nước Việt Nam có giá trị trong vòng 3 tháng.

    - Lệ phí nộp hồ sơ: 50 USD

    - Theo dự luật mới, từ 01/01/2019, tất cả du học sinh đăng ký xin visa đi du học ở tất cả các trường đại học hoặc cao đẳng ở Hàn Quốc, đều sẽ bị lọc hồ sơ để phỏng vấn với đại sứ quán Hàn, phỏng vấn đạt mới được cấp visa (Các hồ sơ bị gọi phỏng vấn thường sẽ là những hồ sơ tuổi cao, điểm thấp)



    c. Hồ sơ gia hạn visa


    - Đơn xin gia hạn visa (Theo mẫu của Cục xuất nhập cảnh), hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài

    - Giấy tờ chứng minh đang theo học tại trường

    VD: Giấy xác nhận đang theo học tại trường, Giấy chứng nhận gia hạn dành cho sinh viên trao đổi, Giấy chứng nhận là nghiên cứu sinh của trường v.v. 

    (Thường giấy này sẽ do văn phòng trường cấp)

    - Hồ sơ học tập chứng minh năng lực học vấn

    VD: Bảng điểm học tập, Giấy chứng nhận thời lượng, thời gian lên lớp v.v.

    - Hóa đơn đã nộp học phí 

    - Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính : 

    Theo dự luật mới về quy định chứng minh tài chính để xin gia hạn visa

       • Chỉ công nhận số tiền được gửi từ Việt Nam sang (hoặc số tiền có hạn mức theo công việc làm thêm. Trường hợp số dư tài khoản quá lớn không lí do sẽ không được công nhận).

       < Chứng minh tài chính: có ít nhất 5.000.000 KRW trong tài khoản. Nếu mang theo Giấy xác nhận đóng tiền học phí) thì lấy 5.000.000 KRW trừ đi tiền học phí) 

       • Nếu sinh viên đăng ký một sổ tài khoản cho Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc thì chỉ được dùng một sổ đó khi làm thủ tục xin gia hạn visa. Số dư trong tài khoản đó luôn luôn phải trên 1.000.000 KRW. Số tiền có được sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc chỉ được chấp nhận khi du học sinh đăng ký đi làm thêm hợp pháp với Cục xuất nhập cảnh địa phương. 

    ※ Trường hợp có đủ 2 điều kiện của mục a và b như trên, khi xin visa sẽ không phải chứng minh tài chính. Còn những trường hợp không đủ 2 điều kiện như trên vẫn phải chứng minh tài chính như trước đây.  

    - Thông tin tuyển sinh (Ghi rõ lịch trình đào tạo) hoặc kế hoạch học tập (chỉ áp dụng cho đối tượng là người đang tham gia khóa học tiếng Hàn tại Hàn Quốc)

    - Giấy chứng nhận nơi lưu trú hợp pháp (Hợp đồng thuê nhà, Giấy chứng nhận cho ở nhờ, Bưu phẩm thông báo về việc hết hạn lưu trú, Hóa đơn thanh toán chi phí dịch vụ công cộng, Hóa đơn nộp tiền kí túc xá v.v.)

    - Giấy chứng nhận bảo hiểm dành cho sinh viên quốc tế hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế của Hàn Quốc (Áp dụng cho đối tượng là học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học)

    - Lệ phí gia hạn: 60.000 KRW


    Trường hợp không được chấp nhận gia hạn visa:

    - Sinh viên chuyển trường hoặc nhập học lại vào một trường đại học khác nhưng lại bị xóa tên khỏi trường đại học trước (vì lí do bỏ học, không đăng ký học, bị trường kỷ luật…).

    - Hay đăng ký chuyển khoa hoặc nhập học trường khác… mà tổng thời gian lưu trú tối đa tại thời điểm nộp đơn gia hạn là 3 năm đối với hệ cử nhân, 4 năm đối với hệ thạc sĩ, 5 năm đối với hệ tiến sĩ đã hết.

    - Tự ý thay đổi lịch học sang buổi tối hoặc cuối tuần trong thời gian đang du học tại trường đại học đó hoặc theo đúng hệ chương trình học đó.


     


  • Thông tin Visa

    VISA DU HỌC D-2 (Phần 1)

     

     

    VISA DU HỌC D-2 (NGƯỜI ĐI HỌC TỰ NỘP HỒ SƠ)

     



    1. Đối tượng được cấp và phạm vi hoạt động

    - Sinh viên muốn đi du học tại Hàn Quốc theo chương trình đào tạo hệ chính quy gồm bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc các chương trình học thuật, nghiên cứu được đào tạo bởi các trường đại học, học viện hợp pháp của chính phủ Hàn Quốc.



     

    2. Thời gian lưu trú tối đa 

    - Thời gian lưu trú tùy theo từng chương trình học là 4 - 6 năm.

    - Visa D-2 được cấp hay gia hạn tối đa cho 1 lần là 2 năm.




    3. Hoạt động ngoài tư cách lưu trú

    ☞ Việc làm bán thời gian cho sinh viên người nước ngoài (Công việc làm thêm)


    ◈ Nguyên tắc

     Thông thường sẽ giới hạn hoạt động làm việc bán thời gian với đối tượng là sinh viên. 

    ※ Trường hợp muốn tham gia vào các hoạt động nằm trong phạm vi thi hành của Luật quản lý xuất nhập cảnh, tham khảo các hướng dẫn riêng dành cho từng tư cách lưu trú (Ví dụ, học sinh nhận học bổng tình nguyện phiên dịch tiếng Anh cho Tổng thống, làm giảng viên ngoại ngữ v.v.)


    ◈ Đối tượng

    - Người sở hữu Visa du học (D-2) và Visa đào tạo tổng hợp (D-4-1, D-4-7) có Giấy chứng nhận năng lực tiếng Hàn và nhận được sự cho phép từ Người phụ trách quản lý sinh viên quốc tế ở trường.


    ※ Visa học tiếng Hàn D-4-1 và học tiếng nước ngoài D-4-7 chỉ được phép đăng ký đi làm thêm sau 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

    Đối tượng là học sinh du học tiếng đang theo học tại các trường Cấp 1 – Cấp 2 – Cấp 3 (Hoặc người chuẩn bị tốt nghiệp) đang có visa D-4 không thuộc đối tượng được cấp phép đi làm thêm.

    - Người sắp hết hạn visa du học D-2 cũng không thuộc đối tượng được cấp phép đi làm thêm.


    ※ Tuy nhiên, đối với đối tượng là người đã kết thúc chương trình học thạc sĩ/ tiến sĩ, đặc biệt là người sau khi kết thúc chương trình học chính thức và đang viết luận văn có thể đăng ký đi làm thêm. 

    (Ngoại trừ trường hợp người tốt nghiệp muộn do có thành tích học tập kém, không đạt yêu cầu, điểm chuyên cần thấp, thiếu tính trung thực trong học tập v.v.)

    Một sinh viên được phép làm thêm từ 20 – 30 h/tuần trong suốt các kỳ học và có thể tự do làm việc không giới hạn giờ làm trong suốt các kỳ nghỉ theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền cấp phép với điều kiện phải đăng ký khai báo đầy đủ.

     

    ◈ Phạm vi cho phép

    [ Số thời gian làm thêm được cho phép tùy thuộc vào năng lực tiếng Hàn và trình độ học vấn (Thực thi từ 01/10/2018) ]

     

    img_table.png

     

    Ví dụ công việc làm thêm

    Phiên dịch · Dịch thuật, Hỗ trợ trong các quán ăn, nhà hàng, hỗ trợ văn phòng nói chung v.v.

    Nhân viên bán hàng, phục vự ăn uống trong nhà hàng, nhân viên hỗ trợ sự kiện v.v. tại các làng tiếng Anh hoặc trại hè tiếng Anh v.v.


    ※ Áp dụng cho các trại tiếng Trung, tiếng Nhật, và ngoại ngữ khác

    Hỗ trợ hướng dẫn tham quan, hỗ trợ bán hàng miễn thuế

    ※ Tuy nhiên, cho dù làm việc bán thời gian nào trong các lĩnh vực công việc nêu trên, du học sinh cũng cần đáp ứng yêu cầu về trình độ, yêu cầu công việc theo Luật của Hàn Quốc.

    Theo luật quản lý xuất nhập cảnh, nhóm visa Lao động phổ thông (E-9) sẽ bị hạn chế hoạt động làm việc bán thời gian trong tất cả nhóm ngành chế tạo, sản xuất, ngành xây dựng.

    [Thay đổi địa điểm] : Thay đổi nơi làm việc (Khi thay đổi chủ/nhà tuyển dụng) trong thời hạn cho phép

    Cách đăng ký: Phải khai báo thay đổi nơi làm việc v.v. bằng cách đến văn phòng báo cáo trực tiếp với Người phụ trách quản lý sinh viên quốc tế hoặc đăng ký làm thủ tục điện tử trên internet (전자민원)



    [Tiêu chuẩn cấp phép v.v.] : 


    Đối tượng bị hạn chế

    - Sinh viên có điểm chuyên cần (tỷ lệ đi học) của kỳ gần nhất dưới 70% hoặc điểm trung bình của kỳ đó chỉ được điểm C (dưới 2.0) 

    (Du học sinh visa đào tạo tổng hợp D-4 có tỷ lệ đi học - chuyên cần dưới 90%)

    - Người khai báo không thành thật: Người chưa nhận được Giấy phép làm việc bán thời gian, người vi phạm các điều kiện, nội dung cho phép, người khai báo không đúng sự thật (địa điểm, thời gian làm việc v.v.) sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật

    - Hạn chế nhóm ngành làm việc: Lao động kỹ sư chuyên ngành từ E-1 ~ E-7, Lao động phổ thông E-9, E-10

    - Hạn chế hình thức làm việc: Lao động phải đi công tác, làm việc xa (Trong vòng 1 giờ tính từ nơi cư trú)

    - Vấn đề cần xử lý: Giới hạn tối đa thời gian làm việc 1 năm và nơi làm việc là 2 nơi trong thời gian lưu trú


    ◈ Hồ sơ đăng ký làm thêm bao gồm:

    • Hộ chiếu

    • Thẻ người nước ngoài

    • Giấy chứng nhận đang học sinh của một trường cao đẳng, đại học hợp pháp

    • Bảng điểm hoặc Giấy chứng nhận điểm chuyên cần trên lớp 

    (Phải có xác nhận FIMS)

    • Bằng TOPIK - Chứng nhận năng lực tiếng Hàn 

    • Giấy tiến cử đi làm thêm của giáo sư/quản lý sinh viên quốc tế trong trường

    • Giấy khám sức khỏe

    • Giấy đăng ký kinh doanh của cơ sở dự định xin đi làm thêm – có kê khai số chứng minh của chủ tuyển dụng

    • Đơn xin làm thêm 

    (Có thể download mẫy đơn của Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc, điền vào và nộp lên cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc gần nơi cư trú. Ban thẩm tra tư cách cư trú của người nước ngoài sẽ thẩm tra và cấp phép.)

    • Lệ phí

    ◈ Quy định xử lý hành vi vi phạm nội dung cho phép hoặc làm việc trái phép 

    - Trước đây, nếu bị phát hiện làm việc thuộc nhóm ngành xây dựng, chế tạo sản xuất, trong vòng 30 ngày sẽ bị trục xuất về nước, bị hạn chế nhập cảnh 

    - Đối với du học sinh làm thêm trái phép sẽ bị hạn chế không đổi được visa tìm việc D-10 sau khi tốt nghiệp


    Lưu ý:

    [Về việc Mở rộng lĩnh vực sinh viên D-4/D-2 được phép làm thêm]


    Từ 04/03/2019, Ngành sản xuất, chế tạo được đưa vào danh sách các ngành cho phép sinh viên làm việc. 

    Nhưng điều kiện là phải có TOPIK 4 trở lên và phải khai báo đầy đủ. 



     

  • Thông tin Visa

    VISA DU HỌC TIẾNG D-4 (NGƯỜI ĐI HỌC TỰ NỘP HỒ SƠ)

     

    VISA DU HỌC TIẾNG D-4 (NGƯỜI ĐI HỌC TỰ NỘP HỒ SƠ)

     



    1. Đối tượng được cấp và phạm vi hoạt động


    - Người muốn nghiên cứu, tham gia các khóa học tiếng Hàn ở các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc các trường đại học tại Hàn Quốc 

    - Sinh viên trao đổi bằng chương trình đào tạo kỹ thuật theo hiệp định giao lưu học thuật giữa các trường 

    - Người muốn tu nghiệp, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu tại các cơ quan giáo dục nghiên cứu học thuật hoặc các cơ quan giáo dục, doanh nghiệp, tổ chức… khác không trực thuộc cơ quan nghiên cứu học thuật hợp pháp của chính phủ Hàn Quốc được quy định trong visa Du học D-2



    2. Thời gian lưu trú tối đa 


    - 2 năm, gia hạn 6 tháng 1 lần



    3. Hoạt động ngoài tư cách lưu trú


    Hạn chế các hoạt động khác với hoạt động được xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) hiện có theo quy định (Yêu cầu xác nhận thông tin)


    - Tham khảo mục “Hoạt động ngoài tư cách lưu trú của visa du học D-2”

    - Hoạt động khác với hoạt động được xác nhận trong visa giảng viên ngoại ngữ E-2 

    • Người sở hữu visa du học tiếng D-4-1 được phép tham gia các hoạt động ngoài tư cách lưu trú sau 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. 

    • Theo dự luật mới, từ 01/01/2019, du học sinh quốc tế ở Hàn Quốc phải có TOPIK 2 mới được cấp phép đi làm thêm. 

    • Du học sinh quốc tế có điểm chuyên cần dưới 90%, sẽ không được cục xuất nhập cảnh cấp phép đi làm thêm.

    - Du học sinh quốc tế khi đang học tiếng visa D-4-1 không được chuyển trường, chỉ được chuyển trường khi có chứng chỉ topik (TOPIK 2 học cao đẳng, TOPIK 3 học đại học, TOPIK 4 học thạc sĩ)



    4. Điều kiện xin visa 


    a. Đối tượng

     

    Cho phép đối tượng là người phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

     

    - Đã tốt nghiệp THPT trở lên, điểm học bạ 3 năm trên 6,5

    - Độ tuổi từ 18-24 tuổi, tốt nghiệp không quá 3 năm

    - Theo dự luật mới, phải có bằng TOPIK 3 trở lên mới được ra visa du học tiếng D-4-1 nếu muốn du học theo chương trình đại học của các trường cấp thấp (Áp dụng với những quốc gia có tỷ lệ lưu trú bất hợp pháp cao). 

    - Đang theo học hoặc đã tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học tại Việt Nam

    - Đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe theo quy định của chính phủ Hàn Quốc, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm: HIV, lậu, giang mai…

    - Không có tiền án tiền sự

    - Không bị cấm xuất nhập cảnh

    - Không có người thân (trong sổ hộ khẩu) cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc 


    b. Hồ sơ thủ tục xin visa


    - Đơn xin cấp visa (Theo mẫu của Đại sứ quán)

    - 01 ảnh (3.5 × 4.5, phông nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ)

    - Hộ chiếu (bản gốc + bản sao công chứng nhà nước)

    - Chứng minh thư nhân dân (bản gốc + bản sao công chứng nhà nước)

    - Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)

    - Sơ yếu lý lịch (bản gốc + bản dịch công chứng nhà nước)

    - Bằng tốt nghiệp và Học bạ (bản gốc và bản dịch công chứng nhà nước)

    ※ Trường hợp đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ thì nộp thêm bằng và bảng điểm.

    - Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính 

    • Trước đây cần có Sổ tiết kiệm chứng minh tài chính gửi 9.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ (bản gốc + bản sao công chứng nhà nước)

    • Siết chặt điều kiện chứng minh tài chính cho visa D4 (Áp luật thí điểm cho sinh viên Việt Nam từ tháng 3/2019)

    • Cụ thể: Sinh viên Việt nam để được cấp visa D4 (Du học tiếng) phải chứng minh tài chính bằng Sổ tiết kiệm trị giá 10.000 USD có thời hạn 1 năm tại ngân hàng thương mại có trụ sở hoặc chi nhánh ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.

    Chỉ được rút số tiền tương đương 5.000.000 KRW (≈ 4.400$)/mỗi 6 tháng.

    ※ Không chấp nhận sổ tiết kiệm chuyển quyền/chuyển nhượng hoặc sổ tiết kiệm của Qũy tín dụng.

    • Giấy xác nhận thu nhập lương hàng tháng và nghề nghiệp của bố mẹ v.v.

    - Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh lao phổi thông qua bệnh viện được chỉ định: Bệnh viện phổi trung ương

    - Bản gốc Giấy báo nhập học có bao gồm quyết định thẩm tra trình độ học vấn và khả năng tài chính (do hiệu trưởng trường đại học cấp - bản chính)

    - Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ quan giáo dục hoặc giấy phép thành lập trường (cơ quan) Hàn Quốc (bản sao, email, fax)

    - Chứng chỉ TOPIK 3 tiếng Hàn trở lên (Nếu yêu cầu) 

    - Mẫu đăng ký thông tin của người xin cấp visa du học

    - Giấy kế hoạch học tập trường HQ gửi về (bao gồm nội dung về thời biểu học, giới thiệu giảng viên v.v.)

    - Kế hoạch học tâp, Bản tự giới thiệu về bản thân (Học sinh phải tự viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, KHÔNG CHẤP NHẬN BẢN DỊCH)


    CHÚ Ý:

    - Tất cả các giấy tờ bằng tiếng Việt cần dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn có công chứng tư pháp của nhà nước Việt Nam có giá trị trong vòng 3 tháng.

    - Lệ phí nộp hồ sơ: 50 USD

    - Theo dự luật mới, từ 01/01/2019, tất cả du học sinh đăng ký xin visa đi du học ở tất cả các trường đại học hoặc cao đẳng ở Hàn Quốc, đều sẽ bị lọc hồ sơ để phỏng vấn với đại sứ quán Hàn, phỏng vấn đạt mới được cấp visa (Các hồ sơ bị gọi phỏng vấn thường sẽ là những hồ sơ tuổi cao, điểm thấp)


    c. Hồ sơ gia hạn visa


    - Đơn xin gia hạn visa (Theo mẫu của Cục xuất nhập cảnh), hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài

    - Giấy tờ chứng minh đang theo học tại trường: Giấy xác nhận đang theo học tại trường, Giấy chứng nhận gia hạn dành cho sinh viên trao đổi, Giấy chứng nhận là nghiên cứu sinh của trường v.v. 

    (Thường giấy này sẽ do văn phòng trường cấp)

    - Hồ sơ học tập chứng minh năng lực học vấn: Bảng điểm, Giấy xác nhận điểm danh dành cho sinh viên v.v.

    - Hóa đơn đã nộp học phí

    - Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính : 

    Theo dự luật mới về quy định chứng minh tài chính để xin gia hạn visa

    • Chỉ công nhận số tiền được gửi từ Việt Nam sang (hoặc số tiền có hạn mức theo công việc làm thêm. Trường hợp số dư tài khoản quá lớn không lí do sẽ không được công nhận).

    [ Chứng minh tài chính: 10.000 USD. Nếu mang theo Giấy xác nhận đóng tiền học phí thì lấy 10.000 USD trừ đi tiền học phí. ]

    • Nếu sinh viên đăng ký một sổ tài khoản cho Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc thì chỉ được dùng một sổ đó khi làm thủ tục xin gia hạn visa. Số dư trong tài khoản đó luôn luôn phải trên 1.000.000 won. Số tiền có được sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc chỉ được chấp nhận khi du học sinh đăng ký đi làm thêm hợp pháp với Cục xuất nhập cảnh địa phương. 

    ※ Trường hợp có đủ 2 điều kiện của mục a và b như trên, khi xin visa sẽ không phải chứng minh tài chính. Còn những trường hợp không đủ 2 điều kiện như trên vẫn phải chứng minh tài chính như trước đây.  

    - Thông tin tuyển sinh (Ghi rõ lịch trình đào tạo) hoặc kế hoạch học tập (chỉ áp dụng cho đối tượng là người đang tham gia khóa học tiếng Hàn tại Hàn Quốc)

    - Giấy chứng nhận nơi lưu trú hợp pháp (Hợp đồng thuê nhà, Giấy chứng nhận cho ở nhờ, Bưu phẩm thông báo về việc hết hạn lưu trú, Hóa đơn thanh toán chi phí dịch vụ công cộng, Hóa đơn nộp tiền kí túc xá v.v.)

    - Giấy chứng nhận bảo hiểm dành cho sinh viên quốc tế hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế của Hàn Quốc (Áp dụng cho đối tượng là học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học)

    - Lệ phí gia hạn: 60.000 KRW


    Trường hợp không được chấp nhận gia hạn visa:

    - Tất cả du học sinh quốc tế có bảng điểm chuyên cần (điểm danh trên lớp học) dưới 70% / 1 học kỳ thì không được gia hạn visa thêm kỳ tiếp theo.

     

     

     

     

  • Thông tin Visa

    Hướng dẫn đăng ký làm thẻ cho người nước ngoài

     

    HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ LÀM THẺ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

     


    I. Quy định về đối tượng và thời gian bắt buộc phải đăng ký thẻ người nước ngoài

    Sơ đồ quy trình cấp thẻ người nước ngoài


    image_01.jpg

     

     

    Đối tượng


    • Người nước ngoài có ý định lưu trú trên 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Hàn Quốc 

     

    • Trong vòng 90 ngày kể từ khi muốn từ bỏ quốc tịch Hàn Quốc, lấy quốc tịch nước ngoài hoặc người nước ngoài sinh ra ở Hàn Quốc muốn xin cấp phép tư cách lưu trú

     

    Trường hợp ngoại lệ, những đối tượng sau đây sẽ được miễn đăng ký người nước ngoài:

     

    - Người nước ngoài làm ngoại giao, công vụ, hợp tác và gia đình vợ/chồng/con (visa A-1, A-2, A-3)

     

    - Người nước ngoài đang làm nhiệm vụ quan trọng trong các lĩnh vực ngoại giao, công nghiệp & an ninh quốc phòng và gia đình vợ/chồng/con và trường hợp người nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hàn Quốc miễn đăng ký thẻ người nước ngoài

     

    - Công dân Canada muốn hoạt động với tư cách lưu trú sau đây dưới 6 tháng:

     

    → Visa Văn hóa/Nghệ thuật (D-1), Visa làm việc liên quan đến tôn giáo (D-6), Visa thăm viếng người thân (F-1), Visa diện bảo lãnh (F-3)

     

    - Công dân nước ngoài dưới 17 tuổi (Trường hợp trên 17 tuổi, phải đăng ký thẻ người nước ngoài trong vòng 90 ngày)

     

     

     

    Thời điểm đăng ký thẻ người nước ngoài


    • Người nước ngoài muốn cư trú ở Hàn Quốc trên 90 ngày

     

    → Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh 

     

    • Người nước ngoài được cấp phép tư cách lưu trú hoặc được phép thay đổi tư cách lưu trú

     

    → Được cấp phép (Ngay lập tức)

     

    Ví dụ:


    Trường hợp một công dân Canada sở hữu visa du lịch tạm thời (B-2) sau thời gian cư trú là 5 tháng, muốn thay đổi tư cách lưu trú, thì phải đăng ký người nước ngoài song song với việc đăng ký cấp phép thay đổi tư cách lưu trú. 

     

     

     


    II. Giấy tờ/hồ sơ xin đăng ký làm thẻ người nước ngoài


    Giấy tờ chung


    여권 / Hộ chiếu (Bản gốc + 01 Bản photo)

     

    신청서 / Đơn đăng ký tổng hợp (Theo mẫu của Cục xuất nhập cảnh)

     

    컬러사진 / Ảnh thẻ: 01 ảnh (nền trắng nhìn rõ tai và trán, cỡ: 3,5x4,5)

     

    수수료 / Lệ phí: 30.000 KRW (trường hợp Visa Hợp tác đầu tư D-8 sẽ được miễn nộp lệ phí)

     

     

     

    Các giấy tờ riêng theo từng tư cách lưu trú 


    (Thời hạn hiệu lực của mỗi loại giấy tờ là 3 tháng kể từ ngày cấp phát)

     

    Loại visa Giấy tờ cần thiết
    Du học (D-2) · 재학증명서 / Giấy chứng nhận đang theo học tại trường
    Đào tạo tổng hợp (D-4) · Đào tạo ngoại ngữ trực thuộc trường đại học : Giấy chứng nhận đang theo học tại trường
    · Học sinh tiểu học, cấp 2, cấp 3 : Giấy chứng nhận đang theo học tại trường
    · Đào tạo khác : Giấy tờ liên quan đến thành lập cơ quan đào tạo
    Tìm việc làm (D-10) · 구직활동계획서 / Kế hoạch tìm việc trong thời gian sáu tháng tới
    Kỹ sư chuyên ngành (E-7) · 사업자등록증/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
    · Trường hợp là Giáo viên của Các trường nước ngoài • Các cơ sở giáo dục nước ngoài • Các trường quốc tế và các trường tài năng v.v. cần bổ sung thêm
    - Giấy khám sức khỏe bao gồm: chứng nhận sức khỏe tại cơ quan y tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định và kết quả xét nghiệm HIV và ma túy (hạng mục kiểm tra bắt buộc: philopon, cocaine, á phiện, cây gai dầu)
    ※ Danh sách các cơ sở y tế được chỉ định:
    Tham khảo banner “Cơ quan y tế khám sức khỏe dành cho visa giảng viên ngoại ngữ”
    http://www.hikorea.go.kr/
    Cư trú (F-2) · Không có
    Định cư (F-5) · Không có
    ※ Visa định cư (F-5) : Khi thay đổi tư cách lưu trú (cấp tư cách lưu trú), thay thế bằng các giấy tờ đã nộp.
    ※ Trong quá trình tiếp nhận xử lý hồ sơ, có thể yêu cầu thêm hoặc bớt giấy tờ tùy từng trường hợp khi thấy cần thiết.

     

     

     

     

    III. Cấp phát / xin cấp lại thẻ người nước ngoàiCấp thẻ người nước ngoài

     

     

    Cấp thẻ người nước ngoài


    Thẻ người nước ngoài được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh có thẩm quyền tại nơi cư trú. 

     

    Tái cấp thẻ người nước ngoài


    Khi xảy ra những lý do dưới đây, trong vòng 14 ngày phải đăng ký cấp lại thẻ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh gần nơi cư trú.

     

    • Trường hợp mất thẻ đăng ký người nước ngoài

     

    • Trường hợp thẻ đăng ký người nước ngoài cũ nát, không dùng được nữa

     

    • Trường hợp thẻ thiếu cột để ghi những mục cần thiết

     

    • Trường hợp thay đổi họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch


     

    Giấy tờ cần nộp khi xin cấp lại thẻ


    신청서 / Đơn đăng ký xin cấp lại thẻ chứng minh người nước ngoài 

     

    컬러사진 / Ảnh thẻ (3,5x4,5) : 01 ảnh (Trong trường hợp thời gian chụp ảnh quá 6 tháng)

     

    구 외국인등록증 / Thẻ người nước ngoài (khi không còn dùng được, khi thiếu cột ghi chép cần thiết, khi nhận được thông báo thay đổi)

     

    신청사유를 소명하는 자료 / Giấy tờ giải trình lý do xin cấp lại thẻ người nước ngoài (Trong trường hợp bị mất thẻ)

     

    수수료 / Lệ phí xin cấp

     

    Nơi cấp: 

    Phòng quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền tại nơi cư trú


     

     

     

     

    IV. Khai báo thay đổi thay đổi nội dung thẻ đăng ký người nước ngoài

     

     

    Đối tượng và thời gian


    Người nước ngoài đã đăng ký thẻ người nước ngoài khi phát sinh một trong những lý do dưới đây, thì phải khai báo thay đổi hiện trạng đăng ký cư trú với Phòng quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền tại địa bàn cư trú trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự việc.

     

     

    Lý do khai báo


    Trường hợp thay đổi họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh và quốc tịch

     

    Trường hợp thay đổi số hộ chiếu, ngày cấp, thời hạn có hiệu lực

     

    Khi cơ quan hoặc đoàn thể phụ trách của người nước ngoài sở hữu những loại visa dưới đây có sự thay đổi (bao gồm thay đổi tên gọi...) : 

     

    Văn hóa / Nghệ thuật (D-1), Du học (D-2), Đào tạo tổng hợp (D-4), Phóng viên thường trú (D-5), Làm việc liên quan đến tôn giáo (D-6), Hợp tác đầu tư (D-8), Hợp tác thương mại (D-9) 

     

     

    Cách thức khai báo


    Chính chủ hoặc người đại diện theo pháp luật lên Cục xuất nhập cảnh phụ trách địa bàn cư trú và trình giấy tờ để khai báo.

     

     

    Hồ sơ cần thiết


    통합 신청서 / Phiếu Đăng ký tổng hợp

     

    여권 및 외국인등록증 / Hộ chiếu và thẻ đăng ký người nước ngoài

     

    외국인등록사항변경 신고시 제출서류 / Giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi

     

     

    Lưu ý:

    Người nước ngoài đã đăng ký thẻ người nước ngoài không khai báo hiện trạng thay đổi trong vòng 14 ngày kể từ ngày thay đổi sẽ bị phạt tiền theo Điều 35 「Luật quản lý xuất nhập cảnh」.

     

     

     

     

  • Thông tin Visa

    Quy trình chuyển đổi visa cho du học sinh

     

    I. Sơ đồ chuyển đổi visa cho du học sinh đến khi định cư tại Hàn Quốc


    img.png


     

    II. Các loại Visa


    1. Visa D-4 (일반연수) – Đào tạo tổng hợp

     

    Visa D-4 Hàn Quốc gồm 2 loại chính là:

     

    - Visa D-4-1: Visa tham gia các khóa học tiếng Hàn tại Hàn Quốc

     

    - Visa D-4-6: Visa du học nghề tại Hàn Quốc


    1.1. Visa D-4-1 (한국어 연수)

     

     

    Là visa học tiếng Hàn. Thường tất cả các du học sinh sang Hàn du học đều phải thi đánh giá năng lực tiếng Hàn (trừ du học sinh qua Hàn theo chương trình đào tạo bằng tiếng Anh). Trường hợp chuyển visa D-2 theo học chuyên ngành hệ đại học hoặc cao học mà ứng viên chưa có bằng TOPIK cấp 3 thì phải đăng ký học khóa tiếng Hàn tại Hàn Quốc. Theo luật hiện hành, visa này chỉ được tối đa 2 năm. Nếu quá 2 năm mà không chuyển lên học chuyên ngành thì sẽ phải về nước.

     

    Hiện tại, để ngăn chặn hiện tượng du học sinh trốn bất hợp pháp ra lao động trái phép, Bộ Tư pháp Hàn Quốc yêu cầu du học sinh từ những nước có tỷ lệ sinh viên bỏ học giữa chừng ra lao động bất hợp pháp (bao gồm Guinea, Mali, Uganda, Ethiopia và Cameroon) sẽ phải có chứng chỉ TOPIK 3 hoặc cao hơn, hoặc đạt 530 điểm TOEFL để theo học chương trình tiếng Hàn tại các trường đại học “cấp thấp”.

     

    Danh sách các trường “cấp thấp” sẽ được Bộ Giáo dục đánh giá dựa trên tiêu chí như tỷ lệ bỏ học và tỷ lệ cư trú bất hợp pháp của cựu sinh viên theo học tại trường.


    1.2. Visa D-4-6 (외국인 연수)

     

    Là visa du học nghề song song với học tiếng. Visa này chỉ dành cho các du học sinh được một trường cao đẳng nghề ở Hàn Quốc đồng ý cho nhập học hoặc chỉ cấp cho ứng viên là đối tượng đăng ký đi học nghề với một ngành nghề cụ thể nào đó ở Hàn Quốc do Bộ tư pháp cấp phép. Visa này thường kéo dài 1~2 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ chuyển thẳng sang visa lao động chuyên ngành (E-7) mà không cần phải trở lại Việt Nam để làm thủ tục gia hạn visa.


    2. Visa D-2 (유학)

     

    Là visa học chuyên ngành bao gồm hệ cao đẳng, đại học và cao học. Để chuyển sang visa D-2, điều căn bản và bắt buộc là phải được một trường tại Hàn Quốc nhận vào học. 

     

    Tùy vào cấp độ học mà sẽ chuyển sang visa D-2 với mã khác nhau: 

     

    - D-2-1: Sinh viên Cao đẳng – 전문학사ㅣ Nếu đạt TOPIK 2

     

    - D-2-2: Sinh viên Đại học – 학사유학 ㅣ Nếu đạt TOPIK 3

     

    - D-2-3: Sinh viên Thạc sĩ – 석사유학 ㅣ Nếu đạt TOPIK 4

     

    - D-2-4: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ – 박사유학ㅣ Nếu đạt TOPIK 4

     

    - D-2-5: Nghiên cứu – 연구유학 ㅣ Học tiến sĩ trở lên

     

    - D-2-6: Sinh viên trao đổi – 교환학생 ㅣ Do thỏa thuận của 2 trường

     

    - D-2-7: Sinh viên được học bổng chính phủ - 일·학습연계 유학ㅣ Hơi khó ra visa, hầu như mỗi năm chỉ có vài trường hợp

     

    - D-2-8: Du học ngắn hạn – 단기유학 ㅣ Rất ít trường hợp đi được

     

    Học hệ cao đẳng ở Hàn Quốc mất khoảng 2 năm. Hệ đại học ở Hàn Quốc mất khoảng 4 năm (hoặc 2 năm nếu bạn học theo hệ chuyển tiếp lên đại học). Điều kiện chung để tốt nghiệp cho du học sinh cả hệ đại học và cao đẳng là đạt TOPIK 3 trở lên.

     

    Tốt nghiệp hệ càng cao thì càng được nhiều quyền lợi hơn. 

     

    Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học, có 3 lựa chọn:

     

    - Học tiếp lên cao học, giữ visa D-2 để tiếp tục con đường học tập.

     

    - Chuyển sang D-10 để tìm việc (Từ ngày 01/10/2018, Cục xuất nhập cảnh áp dụng thực thi chế độ tính điểm đối với visa D-10 chuyển từ visa D-2).

     

    - Chuyển sang E-7 nếu được một công ty tại Hàn Quốc nhận vào làm tối thiểu 2 năm.

     

    - Chuyển sang F-2 nếu được một công ty tại Hàn Quốc nhận vào làm và đạt trên 80 điểm theo hệ thống tính điểm để được cấp visa F-2-7.

     


    3. Visa D-10 (구직)

     

    Là visa xin việc tại Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành xong, đa số sẽ đổi sang visa xin việc D-10. Với hệ đại học và cao học, thời gian tối đa xin việc được 2 năm, còn với hệ cao đẳng, thời gian tối đa xin việc là 1 năm. Thời gian gia hạn cho visa D-10 là 06 tháng một lần. Trong thời gian có visa D-10, không được làm việc chính thức (chỉ chấp nhận hình thức thử việc), tức là khi đã xin được việc làm chính thức, cần phải đổi ngay visa sau khi được công ty tuyển dụng.  

     

    Visa D-10 là visa dành cho những đối tượng cần chuẩn bị thời gian để lựa chọn nghề nghiệp mang tính chuyên môn chứ không dành cho lao động phổ thông. Nếu trường hợp người có visa D-2 sau khi tốt nghiệp mà có công ty nhận luôn thì chuyển thẳng sang visa lao động chuyên ngành E-7 mà không cần chuyển sang visa xin việc D-10. 

     

    Visa D-10 có 2 loại là:

     

    - D-10-1 (일반구직) – Tìm kiếm việc chung 

     

    - D-10-2 (기술창업 준비) – Chuẩn bị khởi nghiệp kỹ thuật/công nghệ

     

    Luật mới ban hành dành cho visa D-10: Từ ngày 01/10/2018, việc đổi sang visa D-10 từ visa D-2 và việc gia hạn D-10 sẽ được xét theo hệ thống tính điểm. 

     


    4. Visa E-7 (특정활동)

     

    Là visa lao động chuyên ngành, chỉ áp dụng cho người lao động có chuyên môn, tay nghề cao làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc. Khác với visa xuất khẩu lao động thông thường (visa E-9) là có nhiều quyền lợi hơn, được sống và làm việc lâu dài ở Hàn Quốc, có thể bảo lãnh gia đình như bố, mẹ, vợ, chồng, con sang chơi (không được đi làm) và dễ dàng đổi sang visa định cư (F-2) hơn.

     

    Thường visa này được cấp gia hạn theo từng năm một hoặc hai, nó bị ràng buộc bởi công ty. Nếu công ty cắt hợp đồng thì visa không hiệu lực, phải chuyển lại D-10 tìm công ty và phải xin lại visa. 

     

    Visa E-7 có 5 loại là:

     

    - E-7-1 (특정활동) – Kỹ sư chuyên ngành / Lao động có chuyên môn đặc thù

     

    - E-7-2 (의료코디) – Điều phối viên y tế / Lao động bán chuyên môn

     

    - E-7-3 (해삼양식) – Chuyên viên nuôi hải sâm / Lao động phổ thông kỹ năng cơ bản 

     

    - E-7-4 (점수제에 따른 숙련기능 인력) – Lao động có tay nghề cao đổi theo hệ thống tính điểm

     

    - E-7-91 (FTA 독립전문가) – Chuyên môn độc lập (bởi FTA)

     

    Một trong các điều kiện mà du học sinh nên chú ý khi đổi visa E-7 đó là chính phủ Hàn Quốc chỉ cấp visa E-7 cho 84 ngành nghề thuộc 6 loại sau:

     

    - Loại 1 – Người quản lý (15 ngành nghề)

     

    - Loại 2 – Các chuyên gia và công việc liên quan (52 ngành nghề)

     

    - Loại 3 – Nhân viên văn phòng (4 ngành nghề)

     

    - Loại 4 – Nhân viên, Công nhân dịch vụ (4 ngành nghề)

     

    - Loại 5 – Nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nhân có tay nghề (3 ngành nghề)

     

    - Loại 6 – Nhân viên chức năng và công việc có liên quan (6 ngành nghề)

     

    Nếu là du học sinh ở Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp, việc đổi visa E-7 không quá phức tạp (do có loại visa E-7-4 được xét theo hệ thống tính điểm). Chỉ cần đạt đủ điểm yêu cầu và có doanh nghiệp (cũng phải đạt đủ yêu cầu dành cho doanh nghiệp) đứng ra chứng nhận là có kinh nghiệm phù hợp làm việc lâu dài ở Hàn thì cơ hội được cấp visa E-7 là rất cao.

     


    5. Visa F-2 (거주)

     

    Là visa định cư hay visa lưu trú dài hạn (lên đến 5 năm) tại Hàn Quốc. Bởi, người sở hữu visa F-2 có thể hoàn toàn yên tâm làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian là 3 - 5 năm mà không cần gia hạn visa. Sau 3 năm, có thể làm hồ sơ, thủ tục chuyển visa F-5 để được ở lại Hàn Quốc vĩnh viễn. Vì vậy, có thể coi đây là một bước đệm để có cơ hội cư trú dài hạn tại Hàn. 

     

    Các loại visa F-2 là:

     

    - F-2-1: Vợ / chồng của người Hàn

     

    - F-2-2: Dành cho con chưa thành niên của người Hàn

     

    - F-2-3: Vợ / chồng của người có F-5

     

    - F-2-4: Người nước ngoài được công nhận là thành viên tị nạn

     

    - F-2-5: Người có số vốn đầu tư cao

     

    - F-2-6: Đổi từ visa E9

     

    - F-2-7: Theo hệ thống tính điểm

     

    - F-2-8: Đầu tư bất động sản

     

    - F-2-9: Đầu tư doanh nghiệp công ích

     

    - F-2-99: Cư trú tại Hàn liên tục 5 năm với các visa được phép làm việc

     

    Khác với visa E-7 (visa lao động chuyên ngành), người sở hữu visa này được tự do tìm công việc mình thích mà không cần phụ thuộc vào bằng cấp hay ngành nghề, có thể được làm nhiều hai hoặc ba công việc cùng một lúc. Ngoài ra, chồng/vợ, con cái cũng được chuyển sang visa F-2 nếu người đó có visa F-2.

     

    Visa F-2 cũng có nhiều phân loại nhỏ hơn. Nhưng đối với du học sinh thì đổi visa F-2-7 tính theo thang điểm là cách phù hợp và dễ dàng nhất. Tùy vào trường hợp mà gia hạn 2 năm ~ 5 năm / lần.

     

    Chú ý: Việc đổi visa F-2-7 ngày một khó khăn hơn. Du học sinh đổi sang visa F-2-7 có thể chỉ được cấp thời hạn visa là 1 năm (tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau). Sau 1 năm phải đi gia hạn lại như bình thường.

     

     


    6. Visa F-5 (영주)

     

    Là visa định cư vĩnh viễn, với visa này nếu bạn đủ điều kiện có thể chuyển Quốc Tịch. Đây là loại visa cao cấp nhất trong các loại visa Hàn Quốc và có các quyền lợi đi kèm chỉ xếp sau người có quốc tịch Hàn Quốc. 

     

    Visa F-5 hay còn được gọi là thẻ xanh là đích cao nhất về visa (định cư vĩnh viễn) cho những ai muốn sống và làm việc lâu dài tại Hàn Quốc. 

     

    F-5 là visa thường trú, có hiệu lực vô thời hạn. Bởi vậy, người sở hữu visa F-5 sẽ không cần phải bận tâm đến vấn đề gia hạn, hay chuyển đổi visa nữa. Từ ngày 21/09/2018, người nhận visa F-5 sẽ không nhận 외국인등록증 (thẻ người nước ngoài) như trước đây nữa mà sẽ được nhận Thẻ thường trú nhân (영주증).

     

    Các loại visa F-5:

     

    - F-5-1: Người nước ngoài cư trú nhiều năm tại Hàn

     

    - F-5-2: Người nước ngoài kết hôn với người có quốc tịch Hàn

     

    - F-5-3: Con nuôi hoặc con đẻ của người có quốc tịch Hàn Quốc

     

    - F-5-4: Thân nhân của người được cấp visa F-5

     

    - F-5-5: Nhà đầu tư lớn, có vị thế và tiềm năng vượt trội

     

    - F-5-6: Kiều bào Hàn ở nước ngoài (2 năm) – Không dành cho người Việt Nam

     

    - F-5-7: Kiều bào Hàn đợi nhập tịch – Không dành cho người Việt Nam

     

    - F-5-8: Người Trung Quốc sinh ra tại Hàn Quốc

     

    - F-5-9: Tốt nghiệp cấp bậc tiến sĩ ngoài Hàn Quốc

     

    - F-5-10: Người có bằng Đại học trở lên

     

    - F-5-11: Cá nhân có các năng lực đặc biệt

     

    - F-5-12: Người có thành tích nổi trội ở các lĩnh vực

     

    - F-5-13: Người trên 60 tuổi, hưởng lương hưu cao ở nước ngoài

     

    - F-5-14: Người có visa H-2 (4 năm) – Không dành cho người Việt Nam

     

    - F-5-15: Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Hàn Quốc

     

    - F-5-16: Chuyển đổi từ visa F-2-7

     

    - F-5-17: Đầu tư bất động sản

     

    - F-5-18: Chuyển đổi từ visa F-2-71

     

    - F-5-19: Gia đình của nhà đầu tư bất động sản

     

    - F-5-20: Con cái của cá nhân có visa F-5 sinh ra tại Hàn Quốc

     

    Về quyền lợi, visa F-5 cho phép lưu trú ở Hàn Quốc vĩnh viễn, được làm việc tự do mà không bị hạn chế ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực, thời gian nào. Ngoài ra, gia đình (vợ/chồng, con) sẽ được cấp visa F-2-3 (loại visa này cho phép vợ/chồng cũng được làm việc thoải mái mà không cần công ty hay cá nhân nào bảo lãnh). Sau 2 năm, sẽ được chuyển lên F-5-4. Bên cạnh đó, còn được đăng ký và sử dụng hệ thống xuất nhập cảnh tự động, tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi ra vào Hàn Quốc. Và còn được phép bầu cử cấp địa phương sau 3 năm có visa F-5. 

     

     

    Lưu ý: 

    Điều kiện nhập tịch Hàn Quốc dễ hơn nhiều so với visa F-5. Tuy nhiên, từ ngày 20/12/2018, luật mới đã áp dụng bắt buộc nhập tịch Hàn Quốc theo diện thông thường thì phải có F-5 mới được nhập tịch. 

     

     


맨위로